Trong trong quý I Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh đã thực hiện một số nội dung: Phối hợp với cán bộ phụ trách trách các tiêu chí của các Sở, ban, ngành tiến hành thẩn định các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của xã Long Hưng, xã Long Hà huyện Phú Riềng; xã Phước Thiện huyện Bù Đốp; xã Thanh Lương thị xã Bình Long; xã Minh Thắng thị xã Chơn Thành; xã Lộc Thành, Lộc Điền, Lộc Hòa của huyện Lộc Ninh; xã Thọ Sơn, Đoàn Kết của huyện Bù Đăng (lũy kế 10/16 xã phấn đấu về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đã được thẩm định); tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 13/2/2023 của UBND tỉnh về việc ban hànhBộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Phước; tham mưu UBND tỉnh đề xuất mô hình khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; tham mưu UBND tỉnh ban hành báo cáo tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước (phụ vụ kiểm toán); tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện báo cáo giám sát quốc hội giai đoạn 2021 - 2023; tham gia Hội nghị Hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp tại thành phố Hải Phòng; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023; tham mưu Sở Nông nghiệp trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chuyên đề OCOP và Chương trình chuyên đề bảo vệ môi trường, an toàn thưc phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; tham mưu UBND tỉnh đề xuất mô hình thi điểm trong Chương trình chuyên đề bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Thắng huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước; trình UBND tỉnh về thuận chủ trương và giao chỉ tiêu hỗ trợ xi măng năm 2023; trình Sở Tài chính phê duyệt dự toán chi phí vốn sự nghiệp năm 2022; làm việc với Đoàn Kiểm toán chuyên ngành IV về kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2022.
Đối với 07 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2022, theo kết quả thẩm tra của các huyện, số tiêu chí bình quân của các xã đạt 19/19 tiêu chí. Hiện nay đoàn thẩm định tỉnh đã thẩm định 6/7 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2022 gồm xã Phước Thiện huyện Bù Đốp và xã Long Hà của huyện Phú Riềng; xã Thọ Sơn, xã Đoàn Kết của huyện Bù Đăng; xã Lộc Thành, xã Lộc Hòa của huyện Lộc Ninh; xã Minh Đức huyện Hớn Quản chưa thẩm định.
Đối với 09 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2022, theo kết quả thẩm tra của các huyện, thị xã, số tiêu chí bình quân của các xã cơ bản đạt 20/20 tiêu chí. Hiện nay đoàn thẩm định tỉnh đã thẩm định được 4/9 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2022 gồm xã Minh Thắng thị xã Chơn Thành; xã Thanh Lương thị xã Bình Long; xã Long Hưng huyện Phú Riềng; xã Lộc Điền Lộc Ninh; các xã chưa thẩm định gồm: xã Đồng Nơ huyện Hớn Quản, xã Thuận Phú huyện Đồng Phú, xã Phú Nghĩa huyện Bù Gia Mập, xã Long Giang thị xã Phước Long, xã Đức Liễu huyện Bù Đăng.
Đối với thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với huyện Đồng Phú hiện nay các Sở, ban, ngành đang tiến hành thẩm tra các chỉ tiêu, tiêu chí huyện nông thôn mới. Đối với thị xã Chơn Thành hiện nay đang hoàn thành thủ tục, cũng cố hồ sơ để công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ngày 22/02/2023 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2359/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, trong đó, vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách Trung ương cho Chương trình MTQG XDNTM năm 2023 là 149.080 triệu đồng, vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh năm 2023 là 200.000 triệu đồng). Văn phòng Điều phối tỉnh đã phối hợp với các Sở, ban, ngành được phân công phụ trách địa bàn cùng với Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện tổ chức đi kiểm tra, lồng ghép với các công tác chuyên môn khác được phân công để kiểm tra kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đối với các xã phân đấu về đích trong năm. Ngoài ra, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố cũng thường xuyên đi kiểm tra tiến độ thi công các dự án, kết hợp kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở từng xã đặc biệt là các xã phấn đấu về đích trong năm.
Các huyện, thị xã đều tiếp tục cân đối nguồn lực cho các xã đã về đích nhằm đảm bảo không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới và tạo đà cho các xã về đích năm 2023. Về cơ chế đặc thù: Để tiếp tục triển khai và đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch năm 2023. Hiện nay các địa phương đang đẩy mạnh hoàn thành chỉ tiêu xi măng năm 2022 để tiếp tục triển khai thực hện chỉ tiêu xi măng năm 2023. (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đang tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu hỗ trợ xi măng năm 2023 cho các huyện, thị xã, thành phố).
Tại 07 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2023: Vốn TW: 86.842 triệu đồng (bình quân 12.406 triệu đồng/1 xã, (được phê duyệt tại Quyết định số 2359/QĐ - UBND ngày 22/12/2022). Vốn tỉnh: 42.000 triệu đồng (bình quân 6.000 triệu đồng/xã, (được phê duyệt tại Quyết định số 2359/QĐ - UBND ngày 22/12/2022).
Tại 06 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Vốn TW: Không hỗ trợ cho các xã nâng cao. Vốn tỉnh: 51.000 triệu đồng (bình quân mỗi xã 9.000 triệu đồng (riêng Minh Lập – thị xã Chơn Thành 6.000 triệu đồng (được phê duyệt tại Quyết định số 2359/QĐ - UBND ngày 22/12/2022).
Huyện phấn đấu về đích: Vốn Trung ương: Huyện Lộc Ninh phấn đấu về đích năm 2023: được phân bổ 31.238 triệu đồng (được phê duyệt tại Quyết định số 2359/QĐ - UBND ngày 22/12/2022); Huyện Phú Riềng phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2024: được phân bổ 15.000 triệu đồng (được phê duyệt tại Quyết định số 2359/QĐ-UBND ngày 22/12/2022).
Thực hiện cơ chế đặc thù: Trả nợ xi măng mua tạp trung năm 2022: 13.303 triệu đồng. + Mua sắm xi măng tập trung năm 2023: 93.697 triệu đồng.
Kết quả thực hiện tiêu chí tại 07 xã phấn đấu về đích 2023: Do được tập trung nhiều nguồn lực hỗ trợ để đẩy nhanh công tác xây dựng nông thôn mới vì vậy hầu hết các xã đều đạt từ 12 đến 15 tiêu chí; cụ thể: 2 xã đạt 15/19 tiêu chí là xã Phú Trung và xã Phước Tân của huyện Phú riềng; 03 xã đạt 13/19 tiêu chí là xã Thanh An huyện Hớn Quản, xã Đăk Ơ huyện Bù Gia Mập và 02 xã đạt 12/19 tiêu chí là xã Đak Nhau huyện Bù Đăng và xã Lộc Phú của huyện Lộc Ninh. Số tiêu chí bình quân của 07 xã phấn đấu về đích năm 2023 đạt 13,29 tiêu chí. Hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện để đạt mục tiêu về đích vào cuối năm 2023.
Đối với 06 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao: Xây dựng nông thôn mới nâng cao đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ. Số tiêu chí bình quân của 06 xã là 11,13/20 tiêu chí. Trong đó theo tự đánh giá của địa phương hiện có 01 xã đạt 14 tiêu chí là xã Đồng Tiến của huyện Đồng Phú, các xã còn lại đạt từ 11- 13 tiêu chí gồm: xã Bo Bo huyện Bù Đăng, xã Tân Hiệp huyện Hớn Quản, xã Bình Sơn huyện Phú Riềng, xã Minh Lập huyện thị xã Chơn Thành, riêng xã Hưng Phước của huyện Bù Đốp đạt 7/20 tiêu chí.
Khó khăn, vướng mắc: Tại các xã phần lớn các tiêu chí giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa chưa đạt, đây là các tiêu chí khó do vốn đầu tư lớn, khả năng huy động vốn còn hạn chế, các năm qua do dịch bệnh, biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nên sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Địa bàn 07 xã phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm tương đối rộng nên việc huy động nhân dân tham gia làm đường bê tông xi măng và điện chiếu sáng rất khó khăn. Một số xã thiếu quỹ đất quy hoạch nghĩa trang, xây dựng nhà văn hóa thôn, ấp, làm đường GTNT, trường học, ... Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã được quan tâm, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, thụ động, chưa tạo được các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững; chưa xây dựng được các chính sách, giải pháp đột phá để giúp người dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững. Các địa phương chưa xây dựng được các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương nhằm tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế, từng bước hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Một số bộ phận nhân dân vẫn còn trông chờ vào các chính sách của nhà nước, chưa nhận thức được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn ít nên chưa tạo được các mô hình liên kết trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Năm 2023, đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về xây dựng làng quê: sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, “miền quê đáng sống”; đẩy mạnh và đảm bảo an ninh trật tự một cách vững chắc; đặc biệt cần nhân rộng các “mô hình hay, điển hình tốt”, cách làm độc đáo của các địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình triển khai cơ chế đặc thù phải hết sức công khai, minh bạch để tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao nhất của toàn thể nhân dân. Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo: các cả hệ thống phải hết sức quan tâm đến thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất, khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sạch, hữu cơ; Khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; giảm chi phí trung gian để nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh; Triển khai Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm – OCOP. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với việc biến đổi thời tiết ảnh hưởng đến các loại cây trồng chủ lực của tỉnh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân (hồ tiêu, điều..). Thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy tiềm năng xã hội, tự nhiên của từng địa phương. Đẩy mạnh cơ chế đặc thù, phấn đấu hoàn thành 323 km đường giao thông theo cơ chế đặc thù trong năm 2023.
Tại 07 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2023: Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư ở tất cả các hạng mục để tăng tốc xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục khẩn trương thi công các công trình xây dựng cơ bản, phấn đấu hoàn thành sớm nhằm đủ cơ sở đánh giá và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội. Khắc phục tối đa các diễn biến của thời tiết, dịch bệnh trong công tác thi công; Thực hiện lộ trình về đích theo tháng, theo tiêu chí, phân công và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao nhất; Quan tâm đặc biệt đến các tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, môi trường & ATTP, quốc phòng an ninh.
Tại 6 xã phấn đấu về đích NTM nâng cao năm 2023: Tiếp tục củng cố, nâng chất tiêu chí; Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, nhằm đảm bảo các tiêu chí mềm: môi trường, an ninh quốc phòng; Tập trung triển khai thi công các công trình cơ bản đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch, lộ trình về đích vào cuối năm 2023.