KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN, CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2024
Thứ ba - 21/05/2024 21:261830
Giai đoạn 2020 - 2024, được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; trước khó khăn, thách thức, biến động khó lường; nhưng với tinh thần vượt khó, quyết tâm cao và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; UBND tỉnh đã chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tập trung xây dựng các kịch bản cho từng giai đoạn, thời điểm cụ thể, nhất là kịch bản thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đồng thời từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh, thích ứng với điều kiện mới, đưa nền kinh tế của tỉnh sớm vượt qua khó khăn.
Tình hình thực hiện đối thoại dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (tại các doanh nghiệp có sử dụng người lao động)
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ (đã được thay thế bởi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ). Đồng thời phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Từ năm 2020 đến nay UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện về quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương trọng tâm là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục cụ thể hóa xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của công dân, gắn liền với phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từng bước được nâng cao về chất lượng, đảm bảo đúng nội dung và hình thứckết quả 99,2% đơn vị tổ chức Hội nghị CB,CC,VC; 70,3% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị Người lao động; CĐ các cấp duy trì tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo với ĐV, NLĐ; 70% CĐCS phối hợp đối thoại định kì nơi làm việc theo quy định.
Công đoàn các doanh nghiệp đã tích cực tham gia xây dựng nhiều các chủ trương, chính sách lớn liên quan đến người lao động cũng như đối với mỗi chương trình, kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh, xây dựng nội quy lao động, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nhiều công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn so với pháp luật quy định cho người lao động; Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp trong nhứng năm gần đây có sự chuyển biến đồng bộ, từ đó đã góp phần xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phát triển, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đời sống của công nhân, người lao động tiếp tục được cải thiện và không ngừng nâng cao.
Tình hình thực hiện quan hệ lao động, chế độ, chính sách việc làm, tiền lương, an sinh xã hội UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động như chính sách về việc làm bền vững, nhà ở cho công nhân, quan hệ lao động, hỗ trợ thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lưc, hỗ trợ người lao động, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện của công nhân lao động…; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đảm bảo chế độ chính sách đối với người lao động; chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn cùng cấp tăng cường việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật lao động và các chế độ chính sách có liên quan đối với người lao động tại các doanh nghiệp; chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật.
Công tác đối thoại với cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động trong các doanh nghiệp. Trong giai đoạn, để ổn định tình hình công nhân lao động, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ và phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công, hàng năm ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các cơ quan: Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức một số hoạt động tuyên truyền, đối thoại với khoảng 1.200 lượt cán bộ nhân sự, công đoàn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia. Thông qua các các Hội nghị tuyên truyền, đối thoại các vấn đề có liên quan đến chính sách chế độ cán bộ nhân sự, cán bộ công đoàn đặt ra đều được trả lời, giải đáp thoả đáng. Song song đó, lãnh đạo sở cũng tích cực tham gia các cuộc gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp, công nhân lao động do các sở, ngành (Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh..) tổ chức hoặc cử cán bộ, công chức tham gia gặp gỡ, đối thoại công nhân lao động do các huyện, thị xã, thành phố tổ chức.
Tình hình thực hiện công tác an toàn lao động cho người lao động trong các doanh nghiệp Hằng năm, UBND tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2020-2024: Đã tổ chức 06 lớp/355 học viên tham gia huấn luyện về ATVSLĐ cho Ban Giám đốc các doanh nghiệp, cán bộ phụ trách, quản lý các bộ phận như an toàn, nhân sự, công đoàn, giám đốc nhà máy, phân xưởng và người làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt tại 80 doanh nghiệp; tổ chức 7 điểm với 12 đợt/1.250 người tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, công tác phòng ngừa TNLĐ; phát hành các ấn phẩm, tài liệu, phóng sự, cảnh báo phòng ngừa TNLĐ, BNN; cấp phát 35.123 tờ rơi phát các sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video, gửi tin nhắn tuyên truyền về ATVSLĐ tới các doanh nghiệp, người lao động; tuyên truyền trên hệ thống các đài phát thanh huyện, thị, thành phố, xã, phường, doanh nghiệp. Nhìn chung về thực hiện công tác ATVSLĐ các doanh nghiệp đã có ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện chế độ, chính sách bảo hộ lao động cho người lao động theo quy định; đồng thời tăng cường tổ chức hoạt động cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ tại doanh nghiệp, cơ sở.
Tình hình thực hiện an toàn trật tự, an ninh công nhân Các Sở, ngành (Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã ban hành Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong thời gian tham gia phòng chống dịch Covid-19 công đoàn đã phối hợp tích cực và hiệu quả như kịp thời tuyên truyền, vận động người lao động; tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị chính sách cho người lao động và các kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh, thành lập các Tổ An toàn Covid-19 trong doanh nghiệp; phối hợp tham gia các Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19, hướng dẫn phương án xử lý tình huống phức tạp góp phần ổn định an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, địa bàn có đông công nhân lao động.
Tình hình thực hiện các thiết chế văn hóa công nhân về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo Để hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/2022/NQHĐND ngày 31/3/2022 quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, có chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư các dự án nhà ở xã hội cho công nhân. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án là giai đoạn 2021-2025 sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho khoảng 44.000 người thuộc các nhóm đối tượng (khoảng 40.000 người nhóm đối tượng công nhân và 4.000 người thuộc các nhóm còn lại); định hướng đến năm 2030 sẽ giải quyết nhu cầu ở xã hội cho khoảng 133.000 người thuộc các nhóm đối tượng (khoảng 123.000 người thuộc nhóm đối tượng công nhân và 10.000 người thuộc các nhóm còn lại). Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng thực các trình tự, thủ tục theo quy định để triển khai xây dựng nhà ở xã hội phục vụ thiết chế công đoàn tại phường Thành Tâm, thị xã Chơn Thành (Dự án có diện tích sử dụng đất gần 2ha, với quy mô khoảng 1.248 căn hộ, dự kiến phục vụ chỗ ở cho khoảng 2.106 người).
Về xây dựng Trường mần non phục vụ trong khu Công nghiệp:UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 15/3/3024 về việc xây dựng trường mầm non phục vụ các khu công nghiệp năm học 2024 - 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước với mục tiêu năm học 2024-2025, Phấn đấu huy động 25 - 30% trẻ dưới 36 tháng tuổi, 80-90% trẻ mẫu giáo, 99% trẻ 5 tuổi được gửi tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) và được quản lý bảo đảm chất lượng; đảm bảo đủ đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) theo quy định, 80-85% CBQL, GV, NV của các cơ sở GDMN trên địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc trẻ và được giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
Để phát huy những thuận lợi, kết quả đạt được khắc phục những hạn chế, khó khăn góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - Xã hội của tỉnh trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là đẩy mạnh các hội nghị tuyên truyền, gặp gỡ, đối thoại, chăm lo đời sống công nhân lao động do các huyện, thị xã, thành phố tổ chức. Hai là tăng cường triển khai thực hiện 02 Đề án “Đề án thu hút, chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030”; “Đề án tăng cường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Ba là khuyến khích các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, trước hết là các DN nhỏ và vừa, các làng nghề, các hộ sản xuất, kinh doanh, kinh tế hợp tác xã. Bốn là phát triển hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động; thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. - Tăng cường công tác tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến với nhiều hình thức phong phú qua các kênh giao dịch việc làm trên thị trường lao động (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài, hội chợ việc làm ...). Năm là đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; tiếp tục triển khai các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh; kiện toàn hòa giải viên lao động khi có biến động. Sáu là thường xuyên theo dõi, phối hợp nắm bắt tình hình lao động trên địa bàn tỉnh, kịp thời giải quyết tranh chấp lao động, đình công và ngừng việc tập thể (nếu có phát sinh). - Tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề về lao động việc làm như: việc làm, thu nhập, cải thiện điều kiện môi trường làm việc, nhà ở, khám chữa bệnh ngoài giờ cho công nhân; thiết chế văn hóa cho người lao động và thiết chế công đoàn; nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, kỹ năng nghề; tình hình vi phạm pháp luật, nhất là vấn đề vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, tín dụng đen trong công nhân; tăng cường chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo quy định pháp luật, đảm bảo kinh phí giám sát, phản biện xã hội do công đoàn chủ trì thực hiện. Bảy là triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản về chế độ, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội đến người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Rà soát và đề xuất chế độ chính sách đối với lao động là nghệ nhân.