Hàng năm, theo chương trình công tác, những chủ trương, chính sách, vấn đề bức xúc liên quan quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh chủ động tổng hợp, khảo sát, nghiên cứu và có văn bản đề xuất nội dung với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để đưa vào chương trình GSPBXH của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội trình Tỉnh uỷ phê duyệt, cho chủ trương thực hiện. Từ năm 2019 đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì giám sát 16 cuộc tại các cơ quan, đơn vị như LĐTBXH, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo, Ban QLKKT, BHXH tỉnh, 11/11 huyện, thị xã, thành phố và 134 doanh nghiệp. Công đoàn trực thuộc chủ trì và tham gia giám sát 1.341 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nội dung giám sát tập trung các vấn đề như chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, chính sách về bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo vệ môi trường, thực hiện bữa ăn ca, phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19. Sau các cuộc giám sát đều cố văn bản báo cáo, kiến nghị gứi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan; thực hiện việc tiếp thu, giải trình, giải quết, phản hồi theo quy định.
Việc chủ động tham gia tổ chức phản biện xã hội 213 văn bản dự thảo của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện của công đoàn các cấp đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị chuyển cho Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổng hợp chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị soạn thảo để thực hiện tiếp thu, giải trình, phản hồi đảm bảo theo quy định. Vai trò GSPBXH của các cấp công đoàn thời gian qua không ngừng được phát huy, chất lượng, hiệu quả được nâng lên, thông qua GSPBXH đã kịp thời phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa đúng, chưa phù hợp, những hạn chế, bất cập trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cũng như việc xây dựng, hoàn thiện và ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và góp phần quan trọng xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc quán triệt và tổ chức thực hiện GSPBXH trong các cấp công đoàn so với yêu cầu thực tiễn còn có những tồn tại hạn chế như một số cán bộ công đoàn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò GSPBXH, thiếu chủ động tham mưu, đề xuất, chưa nắm chắc nội dung, phương pháp, quy trình dẫn đến việc triển khai thực hiện có nơi, có việc còn lúng túng, chưa hiệu quả. Việc thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tổng hợp ý kiến, kiến nghị và những vấn đề bức xúc của đoàn viên, người lao động chưa kịp thời, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia GSPBXH do công đoàn tổ chức. Kinh phí thực hiện các kế hoạch GSPBXH hằng năm ở hầu hết công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa được bảo đảm quy định hiện hành.
Tiếp tục phát những kết quả đạt được và khắc phục các tồn tại hạn chế. Để phát huy hơn nữa vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GSPBXH của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới các cấp công đoàn đề ra một số giải pháp cần tập trung thực hiện:
Một là, tiếp tục tăng cường quán triệt nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về GSPBXH như: Quyết định số 217 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18 CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết liên tịch số 403 giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ đạo của Tỉnh ủy.
Hai là, nâng cao trách nhiệm của ban chấp hành công đoàn các cấp, phát huy vai trò của người đứng đầu. Tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy đảng, đề xuất chính quyền, chủ trì và phối hợp xây dựng kế hoạch GSPBXH của công đoàn với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hằng năm, nhất là việc xác định, lựa chọn vấn đề, thống nhất nội dung, phạm vi, hình thức GSPBXH để tránh sự trùng chéo cũng như bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.
Ba là, tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ công tác GSPBXH như kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề; kỹ năng lắng nghe, tổng hợp ý kiến, kiến nghị; hình thành khả năng nhạy cảm chính sách của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.
Bốn là, chủ động đề nghị chính quyền các cấp bảo đảm kinh phí GSPBXH hàng năm theo quy định hiện hành. Năm là: chú trọng công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá việc tổ chức thực hiện nhằm kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chính các chủ trương, chính sách, pháp luật, các quy định nhằm đảm bảo và thực hiện hiệu quả công tác GSPBXH.
Ngoài các nhiệm vụ, giải pháp trên, công đoàn các cấp tỉnh Bình Phước đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như: Nhà nước cần sớm cụ thể hóa chủ trương của Đảng để xây dựng và hoàn thiện cơ chế về hoạt động GSPBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành TW Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tình hình mới và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GSPBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Xem xét ban hành Luật Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Để có cơ sở pháp lý bảo đảm phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả GSPBXH của tổ chức Công đoàn nhằm đại diện bảo vệ đoàn viên, người lao động trong tình hình mới từ sớm, từ xa, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, do đó trong dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn lần này cần thiết xem xet quy định quyền chủ động giám sát của tổ chức Công đoàn thay vì Công đoàn tham gia giám sát như quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn hiện nay. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về GSPBXH cho cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.