NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 49-CT/TW, “VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ”

Chủ nhật - 22/11/2020 21:22 555 0
Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Trong những năm qua các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Trong đó, tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ các nhu cầu về nhà ở, sửa nhà, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, hỗ trợ nông cụ phát triển sản xuất, hỗ trợ con giống nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có điều kiện thoát nghèo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn những hạn chế, nhưng với sự vào cuộc mạnh mẽ, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đã từng bước đã hỗ trợ cho người nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Tặng quà tiếp sức khát vọng thoát nghèo cho người nghèo vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đốp. Ảnh Bình Phước online
Tặng quà tiếp sức khát vọng thoát nghèo cho người nghèo vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đốp. Ảnh Bình Phước online
Trong 05 năm qua tỉnh đã triển khai tốt Chiến lược công tác dân tộc, cụ thể: Đã ưu tiên một phần nguồn ngân sách địa phương cùng với các nguồn vốn xã hội hóa và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, qua đó đã thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số với kinh phí 522.878 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2019 và năm 2020, tỉnh đã tập trung gần 137 tỷ đồng ngân sách để thực hiện giảm 2.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, qua đó đã giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trung bình mỗi năm tỉnh giảm 1,9% số hộ nghèo dân tộc thiểu số (Năm 2016 tỉnh còn 6.490 hộ dân tộc thiểu số nghèo, đến đầu năm 2020 giảm còn 3.417 hộ dân tộc thiểu số nghèo); có 01 xã và 17 thôn hoàn thành Chương trình 135; giảm 10 xã khó khăn (từ 38 xã năm 2015 giảm còn 28 xã vào năm 2019); cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản đáp ứng yêu cầu, từ đó đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm, thông suốt quanh năm, 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm xã; 100% thôn, ấp có đường xe máy; 100% số xã có điện với tỷ lệ hộ sử dụng điện hơn 96%, 100% xã có máy điện thoại cố định, hầu hết các thôn, ấp đều sử dụng được điện thoại di động, 97% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, trình độ dân trí được nâng lên, quy mô trường lớp được mở rộng. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo tăng lên qua các năm, mạng lưới trường lớp được quy hoạch, phát triển đều khắp đến các vùng miền núi, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt được quan tâm thực hiện tốt đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tiếp tục được duy trì; công tác vận động, tuyên truyền học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp chính quyền, các nhà tài trợ quan tâm hỗ trợ tiếp sức cho con em đến trường. Có 11/11 huyện, thị, thành phố và 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 110/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THCS, 14/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT; có 141/435 trường được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 32,3%; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao, số giáo viên các bậc học đạt chuẩn trở lên đạt 99,98%.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh ngày càng củng cố và phát triển; nhiều chương trình khám, chữa bệnh, điều trị miễn phí như khám và mổ đục thủy tinh thể, hướng dẫn phòng, chống các loại bệnh thường gặp như sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi, chương trình phòng chống lao, bướu cổ, tâm thần, phòng chóng suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản; thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế, miễn viện phí cho dân tộc thiểu số nghèo, sinh sống ở vùng khó khăn, đã ngăn chặn cơ bản tình hình dịch bệnh xã hội nguy hiểm, môi trường sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường bảo vệ; đã vận động tuyên truyền đưa y tế về tận các thôn, xã nên người dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi phần nhiều các tập quán. Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia: 85,60%; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ: 58,56%; tỷ lệ trạm xá có hộ sinh hoặc y sỹ sinh sản: 100%; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch 97%; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng hố xí hợp vệ sinh 85,87%. Năm 2019, số lượt khám, chữa bệnh cho bệnh nhân người dân tộc thiểu số là 26.258 lượt, gồm: khám dự phòng 722 lượt, khám y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại 2.533 lượt, khám BHYT 24.756 lượt, điều trị nội trú 7.533 lượt, điều trị ngoại trú 18.725 lượt. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 13,3%; số bác sỹ/vạn dân đạt 8 bác sỹ; tỷ lệ dân tham gia BHYT đạt 86,2%; tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 01 tuổi đạt 80%, giảm 16,8% so năm 2018, nguyên nhân do thay thế vắc xin các phản ứng xảy ra nhiều hơn nên gia đình không đồng ý tiêm cho trẻ.

Đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa các dân tộc, tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, đề tài văn hóa các dân tộc thiểu số,...sưu tầm hàng nghìn hiện vật; nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng và phát triển các lễ hội của đồng bào, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ truyền thống của các dân tộc; loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu, tiếp thu có chọn lọc các xu hướng hiện đại, các nền văn hóa văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc; tổ chức liên hoan văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số 2 năm 1 lần. Đời sống văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy. Tỉnh có 111/111 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa, Hội trường cấp xã; 853/861 thôn, ấp, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao, hội trường thôn, ấp (nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp), trong đó vùng dân tộc thiểu số có 214 nhà; Chương trình CPRIP (Ngân hàng thế giới) tài trợ thông qua dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” được 180 nhà và 459 nhà văn hóa, Hội trường do nhân dân đóng góp xây dựng. Hàng năm, tỉnh xây dựng kịch bản mới để đi tuyên truyền tại cơ sở, bằng xe hoa, xe tuyên truyền, in ấn tài liệu và băng đĩa nhằm tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, các ngày lễ lớn của dân tộc đến với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện 2 chương trình tiếng dân tộc Stiêng, Khmer trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh; cấp phát hơn 20 đầu báo, tạp chí không thu tiền cho vùng dân tộc thiểu số.

Cùng với việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác cán bộ và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua luôn được quan tâm, đến nay tỉnh có 2.168/32.450 đảng viên người dân tộc thiểu số, góp phần xóa thôn, ấp không có đảng viên và tổ chức Đảng. Công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm chú trọng. Tính đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 1.483/27.352 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; chiếm tỷ lệ 5,29% (cấp tỉnh 2,9%, cấp huyện 6,1%, cấp xã 8,57%). Nhiều cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được bố trí, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Hàng năm, UBND tỉnh đều phê duyệt danh sách già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Công tác nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, củng cố an ninh nông thôn vùng dân tộc thiểu số được đảm bảo, các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tuyên truyền, làm rõ âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, những hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc tôn giáo để chống đối Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, lãnh đạo của chính quyển từ tỉnh đến cơ sở, công tác tuyên truyền, vận động của hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong 05 năm qua đã đưa Chỉ thị số 49-CT/TW và các Kết luận, Chỉ thị, Nghị quyết  của Đảng vào cuộc sống. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm; kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện, đường, trường học, trạm xá được đầu tư xây dựng; đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhà văn hoá cộng đồng được quan tâm giải quyết. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Quốc phòng – an ninh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới được tăng cường.

Nguồn tin: Tấn Nhu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay3,899
  • Tháng hiện tại109,735
  • Tổng lượt truy cập1,287,724
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây