1. Tăng cường công tác tuyên truyền.
- Tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm và bảo hiểm xã hội (bộ luật lao động sửa đổi; luật bảo hiểm xã hội; luật an toàn vệ sinh lao động; luật lao động đi làm việc ở nước ngoài;…); về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (luật người cao tuổi; luật người khuyết tật); về chính sách ưu đãi người có công (pháp lệnh ưu đãi người có công và các nghị định, thông tư có liên quan).
- Thực hiện tuyên truyền các chuyên mục “vì trẻ em”, “vì sự tiến bộ phụ nữ” (với các nội dung như các quyền của trẻ em; thủ tục đăng ký khai sinh; thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; các hành vi vi phạm quyền trẻ em; vận động trẻ em đến trường đúng độ tuổi; trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại hòa nhập cộng đồng; kỷ năng sống cho trẻ em; …) bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp tại các hộ gia đình thông qua đội ngũ cộng tác viên cơ sở; thông qua các kênh truyền thông báo chí, mạng xã hội và tại cộng đồng dân cư.
- Tuyên truyền các chính sách về nâng cao chất lượng xã hội học tập, chất lượng phổ cập giáo dục; công tác chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng dân số, chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng; chương trình nhà ở xã hội; bảo đảm nước sạch cho người dân nông thôn; chương trình thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Các đơn vị chuyên môn theo lĩnh vực phụ trách chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông; Đài phát thanh - truyền hình và Báo Bình Phước, các đơn vị có liên quan tổ chức công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp (tổ chức hội nghị, in tờ rơi và sổ tay pháp luật, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, …), trong đó tập trung cho năm 2021 và duy trì cho các năm tiếp theo của giai đoạn 2021 – 2025.
2. Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công.
- Thực hiện đồng bộ, đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định của nhà nước và pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; chế độ trợ cấp cho đối tượng làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn ở Campuchia, Lào và tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc; dặc biệt là những trường hợp xác lập hồ sơ thương binh, liệt sỹ tồn đọng sau rà soát. Đồng thời, phát triển sâu rộng các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tỉnh thần của người có công với cách mạng. Vận động các đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh nặng và cha, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu, sống cô đơn không nơi nương tựa. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề để phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống cho các gia đình chính sách, người có công.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dữ liệu người có công, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người có công thống nhất từ xã đến huyện và tỉnh. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện công tác chính sách người có công; thực hiện nghiêm quy trình về thủ tục hành chính lĩnh vực ưu đãi người có công.
3. Thực hiện có hiệu quả chính sách việc làm và thu nhập
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho người lao động. Đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án sản xuất, kinh doanh của người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tăng gia sản xuất, tạo việc làm cho người lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi; quản lý tốt nguồn vốn, bảo đảm vòng quay nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của nhiều dự án, nhiều người lao động vay vốn làm ăn.
- Tiếp tục hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua việc điều tra cung cầu lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm và tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ điều kiện pháp lý, năng lực hoạt động để tham gia tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay khởi nghiệp đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài đã về nước đúng hạn.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng lao động và của người lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề, các hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
- Có chính sách phát triển, phân bổ nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong việc làm; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
- Tiếp tục tham mưu chính sách thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ bị mất việc làm.
- Thực hiện đầy đủ chính sách tiền lương cho người lao động; đa dạng hóa, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó, thúc đẩy tăng thu nhập cho người lao động.