HỚN QUẢN: ĐIỂM SÁNG TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN, GIÀ LÀNG TIÊU BIỂU XUẤT SẮC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CỐT CÁN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Thứ tư - 24/11/2021 03:18 308 0
Đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn huyện Hớn Quản là 24.704 khẩu, chiếm 24,4%. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu gồm người S’tiêng, Khmer, Chăm, Hoa, Tày, Nùng, Mường, Thái… sống đan xen trong các cộng đồng dân cư. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. UBND huyện luôn quan tâm tổ chức đi thăm đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp lễ hội, tết cổ truyền như Chôl Chnăm Thmây, tết Sen Đôn Ta (cộng đồng dân tộc Khmer), lễ hội cầu mưa, lễ hội phá bàu, lễ hội Mừng lúa mới, lễ hội Cồng - Chiêng (cộng đồng dân tộc S’tiêng); Tổ chức họp mặt đầu năm người có uy tín, già làng, cán bộ hưu trí; đi thăm và chúc tết, lễ của đồng bào dân tộc Khmer (Sendolta, Chôl Chnăm Thmây); tổng kết hoạt động già làng, người có uy tín; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo định kỳ 6 tháng, năm về công tác dân tộc; hướng dẫn UBND các xã, thị trấn rà soát, bình chọn lại người có uy tín, già làng; tổ chức đoàn thăm tặng quà cho già làng và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó UBND các xã, thị trấn còn vận động các mạnh thường quân, tổ chức từ thiện tặng quà, xây nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn: như xây nhà tình thương, tình nghĩa, nhà bác ái, nhà đại đoàn kết cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, các hoạt động như phát quang bụi rậm, xây lắp cống thoát nước, sửa chữa phòng học, bóng đèn.

Thực hiện Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đặc thù người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Công văn số 491/BDT-TTĐB ngày 22/12/2020 của Ban Dân tộc tỉnh về việc thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, Già làng tiêu biểu xuất sắc, UBND huyện đã phân bổ các chế độ, chính sách đến người có uy tín, già làng tiêu biểu xuất sắc như: Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Dân tộc – Tôn giáo; Hội đồng già làng, người có uy tín, trưởng, phó ấp, sóc là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hớn Quản kinh phí: 20.270.000 đồng; Thăm ốm đau, bệnh Người có uy tín, Già làng tiêu biểu xuất sắc: 10.000.000 đồng; Tổ chức họp mặt cán bộ lão thành cách mạng, Hội đồng già làng, Người có uy tín: 11.274.000 đồng; Triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của thủ tướng Chính phủ: 17.990.000 đồng; Mua thẻ Bảo hiểm y tế, xăng xe cho già làng tiêu biểu xuất sắc và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 24/QĐ-UBND và Quyết định số 2473/QĐ-UBND: 173.572.000 đồng; Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện: 19.819.000 đồng; Tổ chức đưa già làng, người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm: 17.970.000 đồng; Tổ chức thăm hỏi học sinh dân tộc thiểu số học tại trường THCS Dân tộc nội trú Bình Long: 25.200.000 đồng.

Năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2022 (Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 05/01/2021), trong đó huyện Hớn Quản có 50 người. Trong số 50 người có uy tín thì có 02 người là Đảng viên, 03 người làm bán chuyên trách tại UBND xã, 06 người đảm nhiệm vai trò là trưởng, phó ấp, sóc tại xã. Người có uy tín của các xã đã phát huy được vai trò của mình trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết trong nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền vận động bà con dân tộc thiểu số thực hiện pháp luật của Nhà nước, về an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; hưởng ứng thực hiện chương trình “nông thôn mới”; tuyên truyền cho bà con theo đạo sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia phát triển sản xuất, vận động bà con xây dựng nếp sống mới, bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, vận động bà con dân tộc xây dựng nếp sống văn minh, an toàn, vệ sinh; tham gia hòa giải các vụ mâu thuẫn trong ấp, sóc như về đất đai, hôn nhân và gia đình; tuyên truyền cho bà con dân tộc về tảo hôn, sinh đẻ có kế hoạch; vận động bà con đồng bào tham gia các lớp tập huấn, học nghề; vận động bà con trong khu dân cư đóng góp quỹ để xây dựng các công trình công cộng như: làm đường, sửa chữa đường, cống rãnh, làm nhà, hiến đất để mở rộng thêm hành lang…nhờ đó đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư vùng đồng bào dân tộc. Hệ thống giao thông đường liên xã đã được nhựa hóa 100%; đường liên ấp trong vùng đồng bào DTTS đã được đầu tư cứng hóa trên 60%, 100% các xã đã có điện lưới quốc gia, các trường học, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, trạm y tế… ngày càng được xây dựng, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt, khám chữa bệnh … cho bà con dân tộc.

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,715
  • Tháng hiện tại80,170
  • Tổng lượt truy cập1,258,159
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây