Những mô hình “Dân Vận Khéo” nổi bật trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay

Thứ tư - 13/05/2020 21:26 588 0
Ngày 15-10-1949, Bác Hồ viết tác phẩm “Dân vận” được đăng trên báo Sự thật với bút danh X.Y.Z. Bài báo chỉ gần 650 từ là kết tinh thể hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề căn cốt nhất trong công tác dân vận của Đảng, thể hiện tư tưởng tin dân, trọng dân, coi trọng sức mạnh của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; tiếp nối truyền thống của cha ông ta về vai trò của nhân dân “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Kết luận được nêu lên ở cuối tác phẩm Dân vận là lời khẳng định nhất quán của Người về vai trò và lực lượng của dân, về tầm quan trọng quyết định của công tác dân vận. Đó là chân lý được đúc kết từ thực tiễn “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Thực hiện tốt “Dân vận khéo”, Thôn 4, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập huy động được nguồn lực trong nhân dân đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng. Ảnh A.N
Thực hiện tốt “Dân vận khéo”, Thôn 4, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập huy động được nguồn lực trong nhân dân đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng. Ảnh A.N
Năm 1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận", Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước". Ngày 11/8/2000, Thường vụ Bộ Chính trị ban hành Công văn số 4626-CV/VPTW về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện “Ngày Dân vận của cả nước". Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị, ngày 22/8/2000, Ban Dân vận Trung ương đã triển khai Kế hoạch số 03-KH/BDVTW “Về việc tiến hành Ngày Dân vận của cả nước và Kỷ niệm 70 năm truyền thống công tác Dân vận của Đảng" với các nội dung, hình thức và phương pháp “Dân vận khéo" theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Năm 2009, trên cơ sở tổng kết thực tiễn các mô hình, điển hình “Dân vận khéo" đã được xây dựng, tiếp tục mở rộng hình thức vận động quần chúng Nhân dân, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dân vận của Ðảng, Ban Dân vận Trung ương chính thức phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo" trong cả nước.
Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành các kế hoạch triển khai thực thiện như: Kế hoạch số 64-KH/TU ngày 19/3/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về việc tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” 2009 - 2010, Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011 - 2015, Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 23/6/2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 2020; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Công văn 1541/UBND-NC ngày 18/5/2010 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện quy chế công tác Dân vận của hệ thống chính trị; Công văn 2655/UBND-NC ngày 06/9/2011 về việc thành lập bộ phận phụ trách dân vận và xây dựng quy chế dân chủ, quy định về công tác dân vận của cơ quan nhà nước; Kế hoạch số 178/KH-UBND về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua Dân vận khéo giai đoạn 2016 – 2020.
Qua hơn 10 năm (2009 - 2019) thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 2.823 mô hình, điển hình (2.166 tập thể, 657 cá nhân) “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, 728 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đã được biểu dương khen thưởng (cấp tỉnh có 40 tập thể, 81 cá nhân; cấp huyện, thị có 363 tập thể, 304 cá nhân). Qua tổng kết 10 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh, nổi bật những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu:
 “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Vận động nhân dân giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt Cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, ấp văn hóa, khu phố văn hóa. Vận động Nhân dân tích cực đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì người nghèo”, “Bếp cơm tình thương”, “Mổ tim, mổ mắt miễn phí”; Mô hình “Hũ gạo tình thương”; Mô hình “4B - Bảo vệ môi trường, bảo vệ phụ nữ, bảo vệ trẻ em, bảo vệ chính mình”; Mô hình “Sức trẻ và trách nhiệm với cộng đồng”...
“Dân vận khéo” trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh: Vận động toàn dân khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ của nhân dân trong chấp hành pháp luật và tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Khu dân cư tham gia xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”,Xây dựng nền quốc phòng toàn dân”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Tuổi trẻ giữ nước”. Điển hình là mô hình “Liên gia tự quản”, Mô hình “Khu dân cư không có tội phạm ẩn náu hoặc có thì phát hiện nhanh xử lý kịp thời”, mô hình “Khu dân cư nói không với tội phạm” với phương châm 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”....
“Dân vận khéo” trong phát triển kinh tế - xã hội: Tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực lao động sản xuất, thoát nghèo, phát triển kinh tế để vươn lên làm giàu chính đáng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; thực hiện tốt chính sách dân tộc - tôn giáo, nâng cao đời sống của Nhân dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Phân công đảng viên phụ trách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nổi bật nhất là vận động các nguồn lực để xóa nghèo cho 1.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hàng năm .....
“Dân vận khéo” trong vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị: Vận động Nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện vè đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Cấp ủy, cơ quan, đoàn thể vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện Đề án 999 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII“Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.
“Dân vận khéo”trong tiếp công dân, đối thoại, giải quyết đơn thư tố cáo của công dân thông qua việc tăng cường đối thoại, tiếp công dân, giải quyết những vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân. Cán bộ, công chức, viên chức luôn nêu cao tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm trước nhân dân trong quá trình thực thi công vụ, việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng luật định, không để xảy ra “điểm nóng”. Thông qua tiếp công dân để tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Với những vấn đề phức tạp, cán bộ, công chức, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tăng cường lắng nghe và đối thoại để cùng nhau giải quyết, làm cho dân chủ cơ sở đi vào thực chất hơn, để người dân đồng thuận.
“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh: vận động để người dân đã tham gia rất tích cực, đóng góp công sức, tiền của, thời gian vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững như hiến đất làm đường, hệ thống chiếu sáng, lắp camera an ninh; thu gom rác thải; lắp đặt lò đốt rác công cộng; làm đường hoa....
“Dân vận khéo”trong việc vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Cấp ủy, chính quyền các cấp khi ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đời sống đã quan tâm hơn đến giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vì nhân dân, “đặt lợi ích nhân dân lên trên hết”; loại bỏ các yếu tố “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”...; tổ chức các hình thức phù hợp để người dân tham gia các khâu của quá trình ban hành chủ trương, chính sách. Có như vậy mới góp phần hạn chế được những tác động tiêu cực của chủ trương, chính sách đến đời sống nhân dân. Từ đó, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mới đi vào cuộc sống.
Trên đây là những mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu, nổi bật trên địa bàn tỉnh. Cách thức, phương pháp xây dựng các mô hình, điển hình và tiêu chí để bình chọn thực hiện theo Hướng dẫn số 03-HD/BDVTU ngày 25/5/2017 của Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Dân vận khéo” phải xuất phát từ tình hình, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị, phải tập trung giải quyết được những việc khó, việc mới, vấn đề bức thiết trong cuộc sống hàng ngày của người dân gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng – an ninh, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xây dựng Bình Phước ngày càng giàu, mạnh./.

Nguồn tin: An Nhiên

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay4,912
  • Tháng hiện tại77,945
  • Tổng lượt truy cập1,255,934
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây