Hướng Dẫn Nghiệp vụ: Xây dựng mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thứ hai - 22/06/2020 09:311.4120
Công tác Dân vận ngày nay trong điều kiện có chính quyền, có công cụ thông tin, truyền thông mạnh, có mạng internet... nhưng vẫn rất cần sự sâu sát, lắng nghe, bàn bạc với dân. "Dân vận khéo" là phải sát dân, phù hợp với đặc điểm, lợi ích của từng đối tượng, từng con người. Chính vì thế, việc triển khai công tác dân vận đối với công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, dân tộc, tôn giáo... có những điểm khác nhau, phải nhuần nhuyễn về cả nội dung và phương pháp.
“Dân vận khéo” không thể chỉ là một chiều từ trên xuống mà là hai chiều. Phải lắng nghe, phản hồi, đối thoại, khuyến khích sự đóng góp ý kiến, sáng kiến của dân. "Dân vận khéo" là làm cho dân thấy quyền lợi, nghĩa vụ, thấy lợi ích hài hòa, triển khai những việc làm thiết thực gắn với lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân. "Dân vận khéo" là chia sẻ được nỗi niềm, bức xúc của dân, động viên sức dân, góp thành lực lượng toàn dân thực hiện khát vọng dân giàu, nước mạnh...
I. NỘI DUNG, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Mô hình, điển hình dân vận khéo Mô hình dân vận khéo là những mô hình, cách thức tổ chức làm dân vận có hiệu quả cao, được áp dụng, nhân rộng trong một hoặc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và được nhân ra cho nhiều người cùng áp dụng. Điển hình dân vận khéo là những tấm gương (tập thể hoặc cá nhân) tiêu biểu, có cách làm hiệu quả trong công tác dân vận, trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước. 2. Nội dung xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” Nội dung xây dựng những mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, cần hướng vào những vấn đề sau: - Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Phong trào “Dân vận khéo” phải gắn với thực hiện Quyết định 1238 - QĐ/TU ngày 05/5/2010 của Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên tổ chức đảng, đoàn thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; thu hút 80% quần chúng vào tổ chức hội, đoàn thể. - Lĩnh vực kinh tế: Vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo, sản xuất, kinh doanh; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi; tập trung vào các lĩnh vực mới, đòi hỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao và phạm vi tác động đến nhiều người dân, … để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Lĩnh vực Văn hóa – xã hội: Tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tiếp tục vận động nhân dân xây dựng và nhân rộng các mô hình: “khu dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa”, “khu dân cư tự quản”, “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Văn hóa doanh nghiệp”, … - Trong xây dựng nông thôn mới: Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, như phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, bảo vệ môi trường; xây dựng khu dân cư văn hóa; tuyến đường xanh, sạch đẹp; tổ thu gom rác thải,... để đến năm 2020, bình quân cả tỉnh đạt 15,9/19 tiêu chí nông thôn mới và hoàn thành 33 xã NTM chỉ đạo điểm giai đoạn 2016 - 2020 (theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 21/02/2017của UBND tỉnh). - Lĩnh vực quốc phòng-an ninh: phối hợp tuyên truyền pháp luật, nắm bắt tình hình nhân dân, gần dân, trọng dân xây dựng lực lượng nòng cốt trong dân thông qua hoạt động của các phong trào và mô hình, điển hình như “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, cácmô hình “Tiếng kẻng an ninh”, “phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”, …..Để khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật và tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội. 3. Các bước xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”: Việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phải có kế hoạch cụ thể và theo trình tự như sau: Bước 1:Có chủ trương đúng: Trên cơ sở Kế hoạch 26 – KH/TU ngày 23/6/2016 của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của cấp ủy trực tiếp, các cơ quan, đơn vị lựa chọn chọn một số lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... để tập trung giải quyết (đặc biệt những vấn đề khó khăn, yếu kém, phức tạp trong đời sống xã hội, bức xúc trong nhân dân, trong cơ quan, đơn vị, địa phương). Bước 2:Biện pháp thực hiện: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức đăng ký thi đua theo nội dung đã chọn (Mẫu 1) và gửi kế hoạch về Ban Dân vận cấp ủy cấp trên trực tiếp. (Các xã, phường, thị trấn; các phòng ban của huyện gửi về Ban Dân vận huyện, thị ủy; Các chi bộ cơ quan trực thuộc Đảng ủy gửi về Ban Dân vận Đảng ủy; Ban Dân vận các huyện, thị ủy, đảng ủy đăng ký gửi về Ban Dân vận Tỉnh ủy) để theo dõi việc triển khai thực hiện. Bước 3: Đánh giá chất lượng, hiệu quả: Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hàng năm cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả mô hình, điển hình theo các tiêu chí và chỉ tiêu đã xây dựng. Bước 4: Sơ kết, tổng kết, nhân rộng: Hàng năm,Ban Dân vận cấp ủy báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” (lồng ghép trong báo cáo tổng kết dân vận), năm 2018 tham mưu cấp ủy sơ kết và tổng kếtnăm 2020; nhân rộng mô hình mới hiệu quả, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, kịp thời tuyên dương, khen thưởng.
II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí chung
Đối với cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”,chủ yếu là ở cơ sở cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp; cấp thôn; tổ, đội công tác; tổ đội sản xuất; các chi đoàn, chi hội,…, nhưng phải đạt được các tiêu chuẩn sau: 1.1 Mô hình dân vận khéo phải có tên, địa chỉ, nội dung và hiệu quả thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. 1.2 Hằng năm (từ 2016 - 2020) đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; nếu là tập thể ở cấp thôn, ấp, khu phố phải có ít nhất 3 năm đạt Danh hiệu “thôn, ấp, tổ dân phố văn hóa”. 1.3 Vận động, tập hợp được trên 50% đoànviên, hội viên (thôn, ấp, khu phố) tham gia phong trào thi đua “Dân vận khéo”, như: xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ an ninh tổ quốc,… đạt hiệu quả. 1.4 Nội bộ đoàn kết, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư hòa thuận, không có “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự xã hội, về hoạt động tôn giáo phức tạp, về tranh chấp đất đai khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, … 2. Đối với tập thể điển hình “Dân vận khéo” Đối với tập thể điển hình “Dân vận khéo”, đảm bảo một số tiêu chí sau: 2.1 Mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phải xác định rõ tên mô hình, điển hình, địa chỉ, nội dung, được cấp có thẩm quyền (cấp ủy hoặc chính quyền nơi có tập thể, cá nhân điển hình dân vận khéo xác nhận) đánh giá, công nhận có hiệu quả cao. 2.2 Khu dân cư thôn, ấp, khu phố được công nhận “Dân vận khéo”, phải xây dựng được từ 2 mô hình trở lên; các mô hình có tính lan tỏa rộng, có tầm ảnh hưởng lớn, tích cực trong cộng đồng dân cư. 2.3 Mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phải có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và nhân được ra diện rộng. Nếu là tập thể ở cấp thôn, ấp, khu phố, thì trong giai đoạn 2016 - 2020 phảicó ít nhất 3 năm đạt Danh hiệu “Thôn, ấp, tổ dân phố văn hóa” do UBND cấp huyện phê duyệt. 2.4 Đối với cấp xã thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới và đạt từ 16 tiêu chí trở lên (đối với xã chọn điểm) 2.5 Đối với các cơ quan nhà nước phải thực hiện tốt QCDC ở cơ sở; công tác cải cách thủ tục hành chính; công tác dân vận chính quyền trong việc giải quyết thủ tục, đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân. 3. Đối với cá nhân “Dân vận khéo” tiêu biểu Cá nhân “Dân vận khéo” là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; đoàn viên, hội viên; doanh nhân, trí thức; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; người có uy tín trong cộng đồng dân cư; chức sắc, chức việc trong các tôn giáo; quần chúng nhân dân,… đảm bảo một số tiêu chí sau: 3.1 Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Dân vận khéo”; trực tiếp tuyên truyền, vận động được 50% đoàn viên, hội viên, nhân dân (thôn, ấp, khu phố) xây dựng, thực hiện mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. 3.2 Trực tiếp vận động gia đình xây dựng, thực hiện được một hoặc một số mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh,…) có hiệu quả cao, đã được nhân rộng hoặc có thể nhân ra diện rộng. 3.3 Trong giai đoạn 2016 – 2020, gia đình ít nhất có 3 năm được UBND cấp xã công nhận đạt Danh hiệu “Gia đình văn hóa”. 3.4 Đối với cán bộ, công chức, viên chức ngoài việc đảm bảo các tiêu chí trên, thì hàng năm đều được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên. 3.5. Đối với chức sắc tôn giáo, già làng, người có uy tín là những cá nhân tiêu biểu, gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ, nhân dân thực hiện các phong trào thi đua do địa phương phát động. 4. Nguyên tắc và thẩm quyền công nhận 4.1- Nguyên tắc công nhận: + Có đăng ký thực hiện mô hình “Dân vận khéo”. + Công khai, dân chủ trong bình chọn. + Đảm bảo đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu đối với tập thể, cá nhân được công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. 4.2- Thẩm quyền công nhận, điển hình “Dân vận khéo”: + Cấp tỉnh: do Hội đồng thi đua ngành dân vận - Ban Dân vận Tỉnh ủy xét và tham mưu Thường trực Tỉnh ủy ra quyết định. + Cấp huyện: do Ban Dân vận các huyện, thị ủy, đảng ủy xét và tham mưu Thường trực cấp ủy ra quyết định công nhận.