PHƯƠNG PHÁP NẮM DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỂ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG, ĐIỂM NÓNG Ở CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC DẬN VẬN HIỆN NAY

Thứ hai - 20/04/2020 23:01 1.445 0
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1. Khái niệm dư luận xã hội
Một cách khái quát nhất, dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng hay các quá trình xã hội. Định nghĩa trên mang một số nội dung cần chú ý sau:
Một là, mỗi luồng ý kiến là một số ý kiến cá nhân giống nhau.
Hai là, dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Ba là, luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến).
Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự (động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có khả năng tạo ra dư luận xã hội.
2. Khái niệm về tin đồn
- Một cách khái quát nhất, tin đồn là những thông tin từ những nguồn thông tin không chính thức, không rõ nguồn gốc và không được kiểm chứng, được lan truyền từ người này qua người khác bằng con đường truyền tin, bằng miệng là chính, tuy nhiên hiện nay còn có bằng mạng, báo, sách, điện thoại...
- Đặc trưng tin đồn:
+ Nguồn gốc thông tin thường không rõ, rất khó xác định được điểm xuất phát ban đầu của thông tin tin đồn.
+ Rất khó kiểm chứng mức độ sự thật của thông tin.
+ Người nhận thông tin đồng thời cũng là người phát tin, truyền thông tin tiếp tục đến người khác. Chính vì vậy tin đồn thường gắn với động cơ, mục đích của người phát tin.
+ Tin đồn thường mang tính giật gân, mới lạ, kích thích.
+ Tin đồn thường xuất hiện ở những nơi công tác thông tin kém, do không có thông tin đầy đủ, do tính tò mò, người ta thường hay nghe tin đồn. Khi tin đồn lan truyền thì thông tin chính thức sẽ kém hiệu lực. Trong đấu tranh tư tưởng hay chiến tranh tâm lý, tin đồn có thể do các chuyên gia tâm lý bịa đặt ra nhằm mục đích nhất định.
- Tác hại của tin đồn: Gây hoang mang, gây mất ổn định chính trị, anh ninh trật tự. Làm mất, giảm uy tín của cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội. Khi tin đồn lan truyền, thông tin chính thức giảm đi.
- Phân biệt tin đồn và dư luận xã hội:
Tiêu chí phân biệt Tin đồn Dư luận xã hội
Nguồn gốc - Xuất phát từ sự kiện có thật bị làm méo mó đi, thật một phần hoặc hoàn toàn do chủ thể truyền tin bịa đặt, tưởng tưởng ra,
- Mức độ sự thật rất ít.
- Xuất phát từ sự kiện có thật.
- Mức độ sự thật nhiều hơn.
Cơ chế hình thành - Bị nhào nặn hoặc bị bóp méo bởi khuynh hướng cá nhân của người truyền tin, mang nặng màu sắc chủ quan của chủ thể truyền tin. - Được hình thành thông qua giao tiếp, trao đổi tranh luận giữa các cá nhân trong cộng đồng.
- - Quan điểm cá nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến chung.
Phương thức lan truyền - Truyền đi bằng miệng  là chính, theo con đường không chính thức, bí mật, ngầm ẩn, rỉ tai - Lan truyền bằng lời nói và chữ viết, bằng con đường chính thức và không chính thức, cả công khai và bí mật.
Bản chất
 
- Chỉ là thông tin đơn thuần về sự việc, hiện tượng theo lối mô tả, kể lại, chứa đựng nhiều thiên kiến, quan điểm cá nhân. - Là sự phán xét, đánh giá biểu thị thái độ đồng tình hay phản đối của cộng đồng đối với sự kiện, hiện tượng.

3. Các yếu tố tác động đến chất lượng công tác nắm bắt dư luận xã hội
Nắm bắt dư luận xã hội là công việc rất khó khăn, phức tạp, rất dễ bị sai lệch do tác động của nhiều yếu tố:
- Tính chất đa dạng, phức tạp của các loại quan điểm, thái độ trong xã hội
- Mức độ dân chủ, cởi mở trong xã hội
- Bệnh thành tích, sợ khuyết điểm
- Chủ nghĩa cơ hội, thói "xu thời"
- Sự hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác nắm bắt  dư luận xã hội
II. NẮM DƯ LUẬN XÃ HỘI GIÚP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ VÀ ĐIỂM NÓNG
1. Tình huống có vấn đề
- Bất cứ một tình huống có vấn đề nào cũng bao gồm các yếu tố sau:
Một là, có chứa đựng mâu thuẫn.
Hai là, có tính chủ quan. Cùng ở trong tình huống nhưng có thể xuất hiện mâu thuẫn ở người này, mà không làm xuất hiện mâu thuẫn ở người khác.
Ba là, phá vỡ cân bằng trong nhận thức của chủ thể.
Bên cạnh tác động tích cực, tình huống có vấn đề sẽ trở nên tiêu cực khi không tìm được lời giải cho những câu hỏi của nó. Khi mà mâu thuẫn sẽ trở thành xung đột và tình huống có vấn đề có nguy cơ trở thành những khủng hoảng tâm lý đối với cá nhân và thành khủng hoảng chính trị - xã hội đối với một nhóm người hay toàn xã hội.
- Việc quan tâm, phát hiện và giải quyết kịp thời tình huống có vấn đề sẽ giữ gìn sự ổn định, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Những thái độ thiếu quan tâm, bỏ qua, bưng bít... sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Đó là tính chất hai mặt, rất tích cực, đồng thời rất nguy hiểm của tình huống có vấn đề.
- Trên địa bàn cơ sở, có thể coi “tình huống có vấn đề” là tình huống trong đó mối quan hệ giữa dân với dân hoặc giữa dân với chính quyền mâu thuẫn, căng thẳng đến mức có thể chuyển hoá thành các hành vi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một hoặc cả hai bên. Những mâu thuẫn này có thể phát triển thành “điểm nóng”, các “phản ứng tập thể” và các hệ quả nguy hiểm khác không thể lường hết được.
2. Điểm nóng
- Điểm nóng được đề cập ở đây là điểm nóng xã hội. Điểm nóng xã hội được hiểu theo một cách thông thường là đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường; có biểu hiện rối loạn; có những hành vi không kìm chế được; vượt ra ngoài khả năng soát của một hoặc cả hai bên. Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao tại các điểm nóng, các hành vi cực đoan, quá khích thường rất dễ xảy ra. Một trong những hiện tượng thường bắt gặp tại các điểm nóng là sự tụ tập đông người một cách không có tổ chức hoặc có nhưng mờ nhạt, lỏng lẻo.
- Theo các chuyên gia tâm lý học xã hội, đám đông không có tổ chức hoặc có tổ chức lỏng lẻo rất dễ rơi vào trạng thái bị kích động, sẵn sàng thực hiện các hành vi thiếu lý trí.
3. Tâm lý đám đông
- Trong xử lý tình huống có vấn đề, thì xử lý các tình huống có liên quan tới đám đông là một trong những công việc khó khăn nhất. Đám đông là một tập hợp người vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời điểm nhất định. Đám đông thường được xem là một loại nhóm hỗn hợp, lỏng lẻo, giữa các thành viên không có một mối liên hệ chặt chẽ. Các thành viên của đám đông có thể rất khác nhau về thành phần xã hội, trình độ nghề nghiệp, tôn giáo, thậm chí mục đích khiến họ tụ tập lại cũng có thể không giống nhau. Trong một đoàn biểu tình, có người thực sự muốn đấu tranh, phản đối, có người do a dua, tò mò, có người đơn thuần ham vui, thích không khí ồn ào, náo nhiệt.
Không phải bất cứ sự hội tụ nào cũng được xem là đám đông. Chỉ khi sự hội tụ đông người đó đem lại những thay đổi về phương diện tâm lý, tạo ra những trạng thái tâm lý mới, hay xuất hiện "một tâm hồn cộng đồng" thì mới được quan tâm nghiên cứu. 
4. Nắm bắt dư luận xã hội trong xử lý tình huống có vấn đề và điểm nóng
Giải quyết tình huống có vấn đề, điểm nóng, đặc biệt khi đã xuất hiện các đám đông là công việc khó khăn, phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều ngành. Nắm bắt dư luận xã hội lúc đó là rất cần thiết để giúp cấp ủy và chính quyền giải quyết tình huống đó. Nội dung cụ thể là:
- Lắng nghe một cách tích cực, chủ động nắm bắt nhanh, chính xác dư luận xã hội, thái độ, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
Để thực hiện tốt công tác dư luận xã hội không chỉ cần có nắm bắt nhanh, chính xác các ý kiến, đánh giá, phán xét, tâm trạng, thái độ của quần chúng nhân dân, mà còn phải có những tác động nhất định, xoá bỏ những dư luận xã hội tiêu cực, đặc biệt là những tin đồn thất thiệt, góp phần định hướng, tạo những dư luận xã hội theo chiều thuận, đấu tranh chống các âm mưu gây dư luận không thuận, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Cụ thể, có một số việc cần làm tốt:
Một là, đối thoại trực tiếp với quần chúng, Nhân dân ở cơ sở. Làm tốt việc định hướng dư luận xã hội thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, giúp xoá bỏ những tin đồn, thay đổi những dư luận tiêu cực trong nhân dân, nhất là đối với những chủ trương, quyết sách mới mà người dân chưa hiểu hoặc chưa nắm được đủ các thông tin nên lo lắng, hoang mang.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần tích cực, quyết liệt đổi mới lề lối làm việc, lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, chấn chỉnh thái độ phục vụ Nhân dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe dân, giải quyết kịp thời những bức xúc và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc đối thoại với người dân có thể thực hiện bằng cách chính thức, hoặc không chính thức. Tức là, đối với các cán bộ cấp huyện, những người gần gũi với cơ sở, có thể gặp gỡ quần chúng, nhân dân tại các cuộc họp một cách chính thức, toạ đàm, trao đổi, trả lời theo cách hỏi - đáp với người dân. Mặt khác, đối với những vụ việc phức tạp, mang tính chất cá biệt (ví dụ có liên quan tới việc giải toả, đền bù, hay những vụ việc kiện cáo...) cán bộ cấp huyện cần gặp gỡ trực tiếp bên ngoài các cuộc họp, với tư cách một người "hoà giải mâu thuẫn" hơn là một cán bộ cấp trên, để lắng nghe người dân và cùng họ tìm cách khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn.
Hai là, quan tâm tác động tới các yếu tố có ảnh hưởng tới việc hình thành và thay đổi thái độ người dân.
Ba là, thường xuyên vạch rõ những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc mà các thế lực thù địch thường sử dụng để tác động lên sự hình thành dư luận tiêu cực và thay đổi ý kiến, thái độ của người dân.
5. Một số phương pháp định hướng dư luận xã hội
- Thứ nhất, định hướng dư luận xã hội thông qua sinh hoạt, hội họp của các tổ chức.
Các tổ chức bao gồm tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xã hội, kinh tế…và sinh hoạt hội họp của chúng.
+ Trong sinh hoạt, hội hợp của các tổ chức phải đi theo 2 chiều để định hướng dư luận.
Truyền đạt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin chính thức, chính thống, những thông tin đã được chọn lọc kỹ càng.
Đấu tranh khắc phục những quan điểm, tư tưởng, ý kiến lệch lạc, bác bỏ các tin đồn nhảm, các luận điểm phản tuyên truyền, sai trái, xuyên tạc…
+ Củng cố tăng cường xây dựng các tổ chức này trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt củng là một cách chủ động tích cực định hướng dư luận xã hội ngay trong tổ chức.
- Thứ hai, định hướng dư luận xã hội thông qua uy tín ng­ười lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội
- Thứ ba, định hướng dư luận xã hội bằng cách tác động vào các yếu tố có ảnh h­ưởng đến quá trình hình thành, biến đổi quan điểm, thái độ của con người.
- Tác động đến yếu tố nhận thức của chủ thể dư luận bằng cách cung cấp thông tin chính xác, đẩy đủ kịp thời.
- Đứng trên quan điểm lợi ích, giải thích làm rõ các mối quan hệ về lợi ích để định h­ướng dư luận xã hội.
- Thứ tư, tăng c­ường giáo dục tư­ t­ưởng cho công chúng là cách chủ động nhất, tích cực nhất để định h­ướng dư luận xã hội./.

Nguồn tin: An Nhiên (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay3,022
  • Tháng hiện tại106,921
  • Tổng lượt truy cập1,284,910
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây