NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ DÂN VẬN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chủ nhật - 17/05/2020 21:26 705 0
Ban Dân vận - cơ quan tham mưu của cấp ủy Đảng về công tác vận động quần chúng có vai trò, vị trí hết sức to lớn, giúp cấp ủy nghiên cứu, hướng dẫn và kiểm tra công tác quần chúng của Đảng, bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo, công tác mặt trận và các đoàn thể. Trước đây Bác Hồ đã từng dạy “Những người phụ trách Dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” và “việc Dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Bác Hồ với công tác dân vận (Ảnh: nguồn internet)
Bác Hồ với công tác dân vận (Ảnh: nguồn internet)
Trong giai đoạn hiện nay, công tác Dân vận đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen, do vậy hơn lúc nào hết, công tác tham mưu của Ban Dân vận các cấp mà trực tiếp là những cán bộ chuyên trách làm công tác Dân vận trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, góp phần sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, đồng thời khắc phục những yếu kém của công tác Dân vận trong thời gian qua.
Muốn vậy yếu tố cần thiết đầu tiên là người cán bộ tham mưu phải luôn xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận và trình độ chuyên môn phù hợp, có năng lực vận động quần chúng, tâm huyết, nhiệt tình, gương mẫu, dám chịu trách nhiệm và biết hy sinh. Hai là thường xuyên rà soát, nắm chắc các chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng, làm tham mưu cấp ủy cụ thể hóa các chủ trương nhưng phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tham mưu kịp thời cho cấp ủy kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác vận động quần chúng của Đảng; nghiên cứu tham mưu những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo. Ba là tăng cường đi công tác cơ sở để nắm bắt tình hình nhân dân một cách kịp thời để tham mưu cấp ủy có hướng chỉ đạo sát tình hình thực tế, chú trọng công tác dự báo, khi đề xuất phải có nhiều giải pháp để cấp trên có thể lựa chọn các giải pháp tối ưu. Bốn là trong công tác tham mưu cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận các cấp, giữa Ban dân vận với các ban, ngành liên quan để sản phẩm tham mưu cuối cùng thật sự súc tích, ngắn gọn, đúng đắn để lãnh đạo đưa ra ý kiến quyết định và lựa chọn.
Tác phong công tác dân vận phải gần dân, lắng nghe dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của dân; cảm thông, chia sẻ với dân; phải thật sự gương mẫu trong chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận việc khó về mình, nhường nhịn quyền lợi cho người còn gặp khó khăn hơn mình; dám nói thẳng, nói thật, đấu tranh bảo vệ cái đúng; luôn biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân; việc dân vận phải tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, phải tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động của quần chúng đạt hiệu quả.
Đó là những yếu tố cần thiết, không thể thiếu của cán bộ làm công tác Dân vận, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả về lĩnh vực công tác vận động quần chúng của Đảng trong giai đoạn hiện nay./.

Nguồn tin: Lê Toàn (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây