Bình Phước: Tìm hướng đi bền vững cho ngành trồng điều – hạn chế bán điều non trong vùng đồng bào các DTTS

Thứ năm - 13/06/2024 22:09 43 0
Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 150.000ha diện tích trồng điều. Trong đó, diện tích cho ra sản phẩm hơn 147.000ha. Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” trồng điều của cả nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng điều sụt giảm, giá cả theo chiều hướng đi xuống. Riêng vụ điều năm 2024 giá hạt đang xuống dưới 21.000 đồng/kg khiến hàng trăm nghìn hộ dân ở “thủ phủ” điều lao đao, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).

Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến câu chuyện bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất…lại trở thành câu chuyện thời sự của người dân vùng nông thôn, đặc biệt trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Thực trạng nhức nhối này đã đẩy nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc S’Tiêng vào cảnh nghèo đói, nợ nần chồng chất, không còn đất đai, nhà cửa. Tình trạng bán điều non tập trung chủ yếu ở hai huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập.
 
1

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bán điều non, cầm cố đất những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng DTTS còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh, giá cả, sản lượng hạt điều không ổn định. Bên cạnh đó, do nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS còn đơn giản và hạn chế; cuộc sống còn khó khăn nhưng vẫn vay nợ để mua sắm, làm nhà đẹp, mua xe, tổ chức cưới hỏi linh đình... sau đó không có tiền để trả nợ buộc phải cầm cố đất, vườn để trả nợ hoặc bị lấy đất để trừ nợ.

Để ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào DTTS, giải pháp hữu hiệu nhất là tuyên truyền về hình thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, môi giới đất, bán đất, bán điều non để đồng bào DTTS nâng cao nhận thức. Trong đó, cần phát huy vai trò hạt nhân của đội ngũ già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với cộng đồng người DTTS trên địa bàn nơi già làng, Người có uy tín sinh sống. Kiểm điểm, phê bình chính quyền cơ sở nơi để xảy ra hành vi sang nhượng trái phép đất ở, nhà ở, đất sản xuất được cấp từ các chương trình chính sách.
 
2
Bà con nông dân vào vụ thu hoạch điều

Cơ quan chức năng sớm thực hiện điều tra truy tố, khởi tố xét xử công khai vụ án và đối tượng cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, để răn đe các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người DTTS để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng hộ DTTS; động viên, khuyến khích đồng bào có khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước vừa ban hành Công văn số 369/BDT-CSDT, ngày 03/06/2024 về việc phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào DTTS. Theo đó, đề nghị các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, quan tâm phối hợp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 03/07/2017 về việc tăng cường các biện pháp  quản lý, ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Công văn số 2001/UBND-KGVX ngày 18/6/2021 về việc tiếp tục thực hiện biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng vay lãi nặng, lừa đảo cầm cố đất, bán đất vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1858/UBND-KGVX ngày 21/7/2022 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống các cơ quan,tổ chức chính trị-xã hội các cấp, cùng với việc tranh thủ phát huy tối đa vai trò của các già làng tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của việc vay tiền lãi nặng, bán điều non, cầm cố đất sản xuất trong thời gian dài.

Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về các dịch vụ tài chính, ngân hàngnhằm từng bước thay đổi tư duy của người dân khi có nhu cầu về vốn, từ đó cảnh giác với “tín dụng đen”; đồng thời thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tộc thiểu số biết và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình, đề án của Nhà nước từ Ngân hàng chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn để ngăn chặn tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất trong vùng đồng bào DTTS, giải pháp hữu hiệu nhất là tuyên truyền về hình thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, môi giới đất, bán đất, bán điều non để đồng bào DTTS nâng cao nhận thức. Trong đó, cần phát huy vai trò hạt nhân của đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS trong công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với cộng đồng người DTTS trên địa bàn nơi già làng, người có uy tín sinh sống. 

Đồng thời, các cơ quan chức năng và UBND các cấp rà soát, kiểm tra và kiên quyết xử lý xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai. Kiểm điểm, phê bình chính quyền cơ sở nơi để xảy ra hành vi sang nhượng trái phép đất ở, nhà ở, đất sản xuất được cấp từ các chương trình chính sách. Cơ quan chức năng sớm thực hiện điều tra truy tố, khởi tố xét xử công khai vụ án và đối tượng cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự để răn đe các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người DTTS để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, giải pháp mang tính dài hơi, bền vững và giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng trên là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng hộ DTTS; động viên, kích thích đồng bào có khát vọng vươn lên.

Chủ trương phát triển vùng điều thành vùng nguyên liệu theo hướng bền vững
Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 150.000ha diện tích trồng điều. Trong đó, diện tích cho ra sản phẩm hơn 147.000ha. Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” trồng điều của cả nước.

Thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng điều sụt giảm, thêm giá hạt đang xuống dưới 21.000 đồng/kg khiến hàng trăm nghìn hộ dân ở “thủ phủ” điều lao đao.

Sản lượng điều chỉ còn 1/3
Mất mùa, giá bán thấp đang là thực trạng chung của người trồng điều trên địa bản tỉnh Bình Phước. Nguyên nhân được cho là do thời tiết quá khô hạn khiến số lượng hoa đậu thành trái không nhiều. Có một số ít vườn gần nguồn nước và tưới đủ thì trái còn sai. Còn đại đa số những vườn điều tỉnh Bình Phước gặp khó khăn về tưới tiêu do xa nguồn nước, cây không đủ độ ẩm vào lúc bung hoa thì trái rất thưa thớt. Không chỉ mất mùa, giống như niên vụ thu hoạch năm trước thì năm nay giá bán sản phẩm hạt điều tươi cho các vựa thu mua cũng rất thấp, chỉ dao động trong mức từ 21.000 đồng đến 23.000 đồng/kg. 

Trái ngược với giá hạt điều tươi rất thấp, năm nay giá cà phê và hồ tiêu lại cao chót vót. Hiện, cà phê nhân hơn 90.000 đồng/kg, giá hồ tiêu cũng hơn 100.000 đồng/kg, khiến người nông dân trồng điều càng thấy chạnh lòng.

Vẫn biết rằng trồng cây gì, nuôi con gì là xu hướng và sự nhạy bén của nông dân, thế nhưng điều này lại dẫn diến một vụ mùa kém vui. Người nông dân đắn đo không biết mình tiếp tục trồng điều hay là chặt đi thay cây khác, như một thời cây cao su, cây cà phê, hồ tiêu… là ví dụ.

Hiện tại, người dân đã thu hoạch xong vụ điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo người dân, ước tính sơ bộ sản lượng thu hoạch hạt tươi thấp hơn năm ngoái 30-50%, trong khi chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng 20-30%, khiến người nông dân khó khăn.

Theo các hộ trồng điều, đầu vụ năm nay giá thu mua hạt tươi khoảng 24.000-25.000 đồng/kg. Hiện, giá thu mua chỉ còn khoảng 21.000 đồng/kg, thậm chí có những điểm thu mua còn thấp hơn thêm 500-1.000 đồng/kg.

Theo các tiểu thương, thời gian qua do thời tiết xuất hiện mưa nên đầu mối thu mua hạt điều tươi giảm. Các điểm thu mua nhỏ lẻ cũng giảm giá xuống vì không thể xuất hàng đi. Trong khi đó, những điểm thu mua hạt điều tươi không qua trung gian, giá bán trực tiếp cho các công ty giá sẽ cao hơn 200-300 đồng/kg.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, thời gian qua địa phương đã có quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu để ổn định diện tích cây điều theo hướng thâm canh, xen canh gắn sản xuất với công nghiệp chế biến hạt điều. Đồng thời, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm ngành điều, chủ động kiểm soát chất lượng, khắc phục tình trạng gian lận thương mại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chủ trương của tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục phát triển vùng điều thành vùng nguyên liệu theo hướng bền vững. Trong đó, phải tập trung cải tạo giống mới, năng suất cao, thích ứng tốt, đẩy mạnh công tác chế biến, tăng giá trị các sản phẩm điều. Đẩy mạnh sản xuất điều hữu cơ, tăng cường liên kết các doanh nghiệp với người trồng điều để có sự hỗ trợ qua lại nhằm tạo ra vùng nguyên liệu điều bền vững, người trồng điều có thu nhập cao hơn và để câu chuyện bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, bán đất…trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước chỉ còn là quá khứ./.

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay2,089
  • Tháng hiện tại18,587
  • Tổng lượt truy cập1,741,119
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây