Bình Phước: Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 06 tháng đầu năm 2024
Thứ ba - 11/06/2024 21:26640
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 101/111 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm 82 xã, 14 phường, 05 thị trấn) được công nhận (chiếm tỷ lệ 91%).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời nhằm triển khai, thực hiện công tác PBGDPL đạt hiệu quả. Hội đồng PBGDPL các cấp thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong việc tư vấn, phối hợp, tổ chức triển khai thựchiện công tác PBGDPL; Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, cấp xã bám sát Kế hoạch của UBND tỉnh, tích cực phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người để công tác PBGDPL được tổ chức linh hoạt bằng nhiều hình thức. Công tác PBGDPL được gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị từng cơ quan, đơn vị, địa phương và các phong trào, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội phát động; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp với vai trò là cơ quanThường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL đã phát huy được vai trò nòng cốt, chủ động trong công tác tư vấn, hỗ trợ các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác PBGDPL; tham mưu, tư vấnUBND, Chủ tịch UBND các cấp trong công tác phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật, thường xuyên kiện toàn, củng cố đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên ở cơ sởvà các biện pháp nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác PBGDPL; Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác PBGDPL ở các cấp đã nỗ lực, phấn đấu, phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác PBGDPL có chiều sâu và hiệu quả; Nội dung tuyên truyền, phổ biến có trọng tâm, trọng điểm, hình thức và biện pháp PBGDPL được lựa chọn phù hợp với địa bàn và đối tượng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đã được chú trọng và khẳng định hiệu quả; Nhiều mô hình, cách làm hay về công tác PBGDPL tiếp tục được các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng, cụ thể như: tuyên truyền trực quan sinh động thông qua màn hình Led, bảng điện tử, tuyên truyền phổ biến pháp luật qua mạng xã hội facebook với nhiều trang Fanpage thu hút được đông đảo người theo dõi quan tâm, tuyên truyền qua mạng xã hội zalo với các nhóm nội bộ, Trang zalo chính thức của cơ quan, đơn vị, địa phương (OA),..
Thực hiện Luật PBGDPL; Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật; căn cứ theo đó cơ quan Tư pháp các cấp đã tham mưu UBND cùng cấp kiện toàn đội ngũ làm công tác PBGDPL.
* Ở cấp tỉnh: Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh gồm 38 ủy viên (Quyết định số 3005/QĐ-UBND ngày 25/11/2021).Ban Thư ký giúp việc Hội đồng Phối hợp PBGDPL được thành lập gồm 05 thành viên. UBND tỉnh đã có Quyết định công nhận 196 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh (theo Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 07/5/2024 của UBND tỉnh về việc công nhận và miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh). Sở Tư pháp giao nhiệm vụ tham mưu công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh cho Phòng Pháp chế gồm 05 công chức; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh có 51 Báo cáo viên pháp luật (theo Quyết định số 1958/QĐ-BCH ngày 06/6/2023 của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về việc công nhận Báo cáo viên pháp luật các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh); Tòa án Nhân dân hai cấp có 98 Thẩm phán đồng thời là những tuyên truyền viên pháp luật có trình độ và kỹ năng về PBGDPL.
* Ở cấp huyện: Hội đồng Phối hợp PBGDPL11/11huyện, thị xã, thành phố hiện có 294 ủyviên; Báo cáo viên pháp luật cấp huyện có 280; 1.387 Tuyên truyền viên pháp luật.
Nội dung PBGDPL bám sát theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, HĐPHPBGDPL Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2024 của tỉnh. UBND tỉnh, HĐPHPBGDPL tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhiều văn bản pháp luật liên quan thiết thực đến các lĩnh vực công tác, đời sống sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
Các sở, ban, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở nhiệm vụ công tác đã tập trung phổ biến cho cán bộ, nhân dân các luật, pháp lệnh, văn bản pháp luật mới được ban hành trong năm 2023, năm 2024 và các văn bản có hiệu lực thi hành trong năm 2024; các chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội hoặc cần định hướng dư luận xã hội; các văn bản, quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; quyền con người; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, ma túy, dịch bệnh, thiên tai và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động; chuyển đổi số; Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới các quy định về Luật biên giới quốc gia và các văn bản có liên quan; các hoạt động tôn tạo, bảo vệ chủ quyền mốc giới quốc gia; các hoạt động đối ngoại nhân dân với nước bạn; thúc đẩy giao thương, liên kết, hợp tác cùng phát triển với các tỉnh giáp biên của nước bạn; các hoạt động phối hợp xây dựng cơ sở, tố giác, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội ở khu vực biên giới; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; an toàn giao thông đường bộ; phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật của Nhà nước về phát triển thanh thiếu niên; các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành trong năm 2023, năm 2024 gắn với tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng -an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và chào mừng các ngày kỷ niệm, sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương; các Công ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về PBGDPL trong giai đoạn đã được phê duyệt, ban hành.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Luật Hòa giải ở cơ sở, với vai trò quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp thường xuyên hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ công tác hòa giải, thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện (từ 04-08 người/huyện, thị xã, thành phố); đồng thời, tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cho hòa giải ở cơ sở; vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở. Công tác tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng về công tác hòa giải ở cơ sở được UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm thực hiện thông qua việc ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị/lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và hòa giải viên ở cơ sở. 06 tháng đầu năm 2024, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 499 vụ việc (liên quan đến các lĩnh vực tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự, môi trường,...). Kết quả hòa giải thành 292 vụ việc, (đạt 59%); có 148 vụ việc hòa giải không thành (chiếm 30%). 61 vụ việc chưa giải quyết xong, đang trong quá trình xác minh, hòa giải (chiếm 12%); Không có vụ, việc hòa giải ở cơ sở được Tòa án ra quyết định công nhận do các bên đương sự không yêu cầu Tòa án công nhận.
Công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Việc triển khai nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTPngày 15/11/2021của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật,Tiếp tục thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tham mưu UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 134/BC-UBND ngày 03/5/2024 Sơ kết thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2021/TT-BTPngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 23/5/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2024. Trong đó, xác định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác này. Kết quả công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 Thực hiện quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2021/TT-BTPngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành đánh giá, tham mưu UBND cấp huyện ban hành Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn. Kết quả trong năm 2023 (đánh giá, công nhận vào tháng 02/2024), trên địa bàn tỉnh có 101/111 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (gồm 82 xã, 14 phường, 05 thị trấn) được công nhận (chiếm tỷ lệ 91%). 10/111 cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022). Những địa phương chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là do có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ. Ngoài ra, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, năm 2023 có 07 xã 27 đạt nông thôn mới tiêu chuẩn, 06 xã 28 đạt nông thôn mới nâng cao năm 2023 trong đó, có tiêu chí xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả các đơn vị trên đều đạt tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhìn chung, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật các địa phương đều thực hiện tốt, Sở Tư pháp đã có Báo cáo số 29/BC-STP ngày 20/02/2024 về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.