Bình Phước: Đổi mới công tác dân vận của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân

Chủ nhật - 02/06/2024 23:40 89 0
Các cấp ủy Đảng trong tỉnh luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.
 
1
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Thị Xuân Trang - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị giao ban công tác dân vận - nắm tình hình Nhân dân quý I/2024.

Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, kế hoạch, chương trình … của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo. Các cấp ủy Đảng trong tỉnh luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Một trong những bài học quan trọng, góp phần làm nên những thành tựu to lớn xuyên suốt chiều dài lịch sử là bài học“Lấy dân làm gốc”, phát huy vai trò làm chủ, sức sáng tạo và nguồn lực của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là tư tưởng xuyên suốt góp phần cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vượt qua mọi khó khăn và đạt được nhiều thắng lợi. Công tác dân vận của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng có những nội dung, phương thức khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu quan trọng đó là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân với Đảng.
 
2
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà, động viên người dân có hoàn cảnh khó khăn tại ấp 8, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đạt được những kết quả tích cực, hướng mạnh về cơ sở; nâng cao trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu trước Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở, làm cầu nối quan trọng giữa Đảng với Nhân dân. Động viên Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Công tác dân vận luôn được xem là khâu then chốt để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân. Do đó, Tỉnh ủy luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của hệ thống chính trị, trong đó vai trò và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng có ý nghĩa quyết định. Ngoài ra, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội, đảm bảo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Thời gian qua, công tác vận động của hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Công tác dân vận chính quyền được quan tâm thực hiện, nhất là trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vấn đề khó khăn, bức xúc trong Nhân dân, công khai lấy ý kiến của Nhân dân trước khi quyết định những việc quan trọng của địa phương, tạo sự đồng thuận cao.

Phong trào thi đua "Dân vận khéo" được phát động rộng khắp, lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trở thành trọng tâm của phong trào thi đua yêu nước, được cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh hưởng ứng. Đặc biệt , Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức phong phú, cụ thể hóa các phần việc sát với điều kiện thực tiễn thông qua các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, với hàng trăm công trình tiêu biểu như “Thắp sáng đường quê”, “Đường điện thắp sáng đô thị”...; thực hiện tốt phương châm “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Các hình thức tập hợp các tầng lớp Nhân dân được triển khai đa dạng; tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc, chức việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực góp phần tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh tại địa phương.

Thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được phát huy; khối đoàn kết toàn dân được củng cố, tăng cường. Công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TU, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 12/10/2023 về tăng cường nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới, bước đầu đã có sự phối hợp nhịp nhàng và đi vào nề nếp, đã làm chuyển biến nhận thức cho cả hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo.

Trong thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi sẽ có nhiều khó khăn, thách thức trong công tác vận động, tập hợp quần chúng. Với sự đô thị hóa nhanh và biến đổi khí hậu kèm theo thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đã và đang và sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của Nhân dân. Các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá, xúi giục chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc nói chung tỉnh Bình Phước nói riêng. Các vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm như về quan liêu, tham nhũng, tội phạm…tác động tiêu cực đến tư tưởng và tâm trạng các tầng lớp Nhân dân thành phố. Việc cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ về công tác dân vận thành chương trình, kế hoạch của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở có lúc chưa kịp thời. Phương pháp dân vận của một số CBCC, VC còn hạn chế, đôi lúc còn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp trong thi hành công vụ. Kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác dân vận của một số cán bộ còn hạn chế, hiệu quả, chất lượng công tác vận động chưa cao.

Trước tình hình trên, trong thời gian tới hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, các cấp uỷ Đảng tiếp tục triển khai quán triệt sâu rộng Nghị quyết  số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (Khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”,  Quy chế số 19-QC/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận của hệ thống chính trị trong cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của Nhân dân; làm cho Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Hai là, tăng cường công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính theo quy định. Phát huy quyền làm chủ, lấy ý kiến của Nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách và quyền giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp. Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là “công bộc” của Nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ.

Ba là, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp Nhân dân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, chú trọng xây dựng, củng cố liên minh công, nông, tri thức. Tổ chức có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Mở rộng dân chủ, phát huy vai trò nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và khóa XII), Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với các quy định về trách nhiệm nêu gương, quy định về những điều đảng viên không được làm. Nâng cao vai trò, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, đoàn viên, hội viên; đổi mới công tác nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng của các tầng lớp Nhân dân.

Bốn là, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nhất là những vụ việc liên quan đến tôn giáo, dân tộc chưa được giải quyết dứt điểm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo; tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Năm là, tăng cường và đổi mới hoạt động của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2023), gắn với phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Thực hiện đầy đủ các nội dung công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
                                                                                   

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay3,305
  • Tháng hiện tại89,064
  • Tổng lượt truy cập1,572,306
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây