Tại buổi làm việc phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện cho biết, năm 2021 huyện có 2 sản phẩm 3 sao cấp huyện và 4 sao cấp tỉnh, đó là mít ruột đỏ và bưởi da xanh. Năm 2022 huyện có 4 sản phẩm 3 sao cấp huyện, đó là tinh bột nghệ, mật ong, hạt điều sạch rang muối, giò chả. Hiện các sản phẩm này đang trong quá trình hoạt tất các thủ tục cũng như quy trình để chấm điểm 4 sao cấp tỉnh. Năm 2023, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với các chủ thể có sản phẩm tiềm năng, hỗ trợ hoàn tất các thủ tục hồ sơ tham gia từ 2 đến 3 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện và 4 sao cấp tỉnh như gạo Sóc Nê, bò BBB, dê tươi, yến sào, vú sữa Hoàng Kim, nấm bào ngư xám, mật ong nguyên chất, sầu riêng cấp đông, cà phê nguyên chất...
Một số sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Occop của huyện Bù Đốp
Các đại diện HTX và các chủ thể có sản phẩm đặc trưng cũng bày tỏ nhiều mối quan tâm với BCĐ kinh tế tập thể, HTX huyện về ưu điểm, hạn chế của các sản phẩm, quy trình phát triển sản xuất, những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, sự liến kết giữa các HTX với các hộ nông dân tháo gỡ bài toán đăng ký thương hiệu, đầu ra của sản phẩm... Tuy nhiên, theo đánh giá một số HTX cũng như một số sản phẩm trong quá trình đăng ký, hoạt động còn nhiều lúng túng, chưa nắm bắt hết yêu cầu đề ra của tiêu chuẩn Occop và các tiêu chuẩn khác về thị trường nên một số sản phầm vẫn dậm chân tại chỗ.
Qua buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể, HTX huyện cũng rất chia sẻ với những khó khăn của các đơn vị HTX; đồng thời cũng yêu cầu các HTX phải chủ động hơn nữa bám sát ngành chức năng của huyện, tìm tòi nghiên cứu công đoạn sản xuất chế biến, các khâu quản trị quảng bá sản phẩm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng hướng đến đạt tiêu chuẩn Occop 3 sao 4 sao. Đối với các chủ thể có sản phẩm Occop tiếp tục phát huy thể mạnh của sản phẩm nâng tầm đạt 5 sao và hướng đến thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các sản phẩn hiện có của huyện nên tập trung quảng bá, trưng bày và bán tại địa phương để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm tạo hiệu ứng tiêu dùng tại địa phương.