Bác Hồ - nhà báo vĩ đại, người sáng lập và phát triển báo chí cách mạng Việt Nam: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH “DÂN VẬN KHÉO THÌ VIỆC GÌ CŨNG THÀNH CÔNG” THÔNG QUA BÀI BÁO “DÂN VẬN”

Thứ ba - 21/06/2022 23:08 211 0
Không chỉ là một lãnh tụ chính trị kiệt xuất, một danh nhân văn hóa của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thực sự là một nhà báo vĩ đại. Người coi báo chí là phương tiện để vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, tổ chức, thực hiện mục tiêu cách mạng một cách nhanh chóng, sâu rộng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn đến đâu và bất cứ giai đoạn, tình thế nào, Người vẫn quyết tâm sáng lập, chỉ đạo, cho ra đời những tờ báo cách mạng.
Bài viết “Dân Vận” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết đăng trên Tờ báo “Sự thật” số 120, phát hành ngày 15/10/1949
Bài viết “Dân Vận” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết đăng trên Tờ báo “Sự thật” số 120, phát hành ngày 15/10/1949
Kế thừa kinh nghiệm của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, ngay từ buổi đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thức sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử: “dân là gốc của nước”, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.  Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của đại đa số Nhân dân, đề ra sách lược thu hút, tập hợp rộng rãi các tầng lớp Nhân dân làm thành lực lượng cách mạng đi theo lá cờ tiên phong của Đảng.
Ngày 15-10-1949, trong một bài báo nổi tiếng đăng trên tờ “Sự thật”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên tư tưởng cơ bản về công tác dân vận của một Đảng cách mạng. Tác phẩm đó được coi là cương lĩnh về công tác vận động quần chúng. Tư tưởng của Người đã dẫn dắt Đảng ta tiến hành công tác dân vận giành được những thành tựu quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng nước ta cho đến hôm nay.
Vậy vấn đề đặt ra ở chỗ, để tiếp tục thực hiện tốt “Dân vận khéo” trong tình hình hiện nay theo chúng tôi phải thực hiện tốt hai vấn đề : Hiểu được nội hàm của luận điểm và đề ra những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận.
Đầu tiên,  phải hiểu rõ nội hàm của luận điểm mà Người đã đề cập, vì hiểu rõ được nội hàm của luận điểm thì chúng ta mới làm tốt những điều mà Người chỉ dạy về công tác dân vận.   Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”. Tuy chỉ với 8 chữ hết sức ngắn gọn, nhưng nội hàm của nó chứa đựng những nội dung mang tính triết lý, thực tiễn và sinh động.

Trước hết, Người muốn nói đến vấn đề phải có quan điểm đúng đối với dân và với công tác dân vận. Đây là điểm mấu chốt, bởi lẽ không có nhận thức, quan điểm đúng về con người, về Nhân dân thì làm sao có thể có “dân vận khéo”.

Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chúng ta phải hiểu thấu đáo khái niệm “Dận vận là gì?”. Theo Người, dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người nào, góp thành lực lượng của toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho.
Thứ ba, khi nói “Dân vận khéo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, trong từng thời kỳ cách mạng cũng như trong từng thời gian cụ thể nhất định, việc xác định mục tiêu, nội dung dân vận đúng hay không đúng sẽ quyết định đến việc thành công hay không thành công của mọi công tác cách mạng. Ngày nay, vấn đề này càng quan trọng hơn.
Thứ tư, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nội dung cũng hết sức quan trọng nữa đó là phương thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác dân vận. Đây là lý do mà Người không dùng cụm từ “dân vận tốt” “dân vận hay” mà lại dùng “dân vận khéo”. Điều đó Người muốn nhấn mạnh đến nghệ thuật trong công tác dân vận.
Từ chỗ nhận thức đầy đủ nội hàm của luận điểm, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ với những phẩm chất và năng lực sau đây :

Một là, Trong thời đại khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiến như vũ bão thì chuẩn mực về trí tuệ đặt lên hàng đầu là rất cần thiết để họ có đủ sức tìm tòi, nghiên cứu, suy nghĩ, tư duy thấu đáo mới phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra, giải quyết thấu đáo góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hai là, cán bộ dân vận phải có uy tín, giỏi tuyên truyền, thuyết phục.
Ba là, cán bộ dân vận phải có tác phong quần chúng. Phải “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Bốn là, cán bộ dân vận phải biết nêu gương.
Năm là, phải đưa cán bộ làm công tác dân vận vào rèn luyện, trưởng thành từ phong trào quần chúng, được Nhân dân tín nhiệm, tin yêu.
Với những nét khái quát nhất về nội hàm luận điểm “Dân vận khéo việc gì cũng thành công” và một số yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhất định công tác dân vận sẽ đạt được những kết quả như mỗi chúng ta kỳ vọng.

Bác Hồ thật sự là một nhà báo vĩ đại. Nói về vai trò quan trọng của báo chí cách mạng, Bác khẳng định: “Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, lãnh đạo...”, “Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời...”. Bác căn dặn: “Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hằng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể Đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”.
Suốt hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ: Trên 2.000 bài viết với hàng trăm bút danh khác nhau đăng ở nhiều tờ báo trong và ngoài nước, bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh..., với chủ đề đa dạng, sinh động, văn phong vừa độc đáo vừa gần gũi, dễ hiểu, luôn chiếm được sự mến mộ của bạn đọc. Trong đó bài báo “Dân vận” thật sự là một tác phẩm vô giá. Tác phẩm “Dân vận” đã khẳng định vị trí xứng đáng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, với giá trị đặc biệt, thể hiện xuyên suốt tư tưởng “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. “Dân vận” là tâm huyết Bác dành cho mỗi cán bộ, đảng viên, khẳng định sâu sắc quan điểm dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đồng thời phản chiếu sinh động, trọn vẹn cả tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đó được coi là cương lĩnh về công tác vận động quần chúng. Tư tưởng của Người đã dẫn dắt Đảng ta tiến hành công tác dân vận giành được những thành tựu quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng nước ta cho đến hôm nay./.
 

Nguồn tin: Anh Đào

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,684
  • Tháng hiện tại69,935
  • Tổng lượt truy cập1,168,069
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây