NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG, CỦNG CỐ “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” GÓP PHẦN BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thứ hai - 12/08/2024 08:34 960 0
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”. Vị trí “thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, là xây dựng, củng cố, bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu, phấn đấu của toàn dân tộc nhằm quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy, tạo cơ sở vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó hệ thống dân vận giữ vai trò nòng cốt nhằm vận động Nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Đồng chí  Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường phát biểu kết luận tại buổi làm việc                                          (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường phát biểu kết luận tại buổi làm việc (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.877,76 km2, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên và nước bạn Campuchia với đường biên giới dài 258,939 km, có 15 xã, 03 huyện xã biên giới. Dân số toàn tỉnh 1.049.394 người, có 40 thành phần DTTS sinh sống, với 206.416 người, chiếm 19,67% dân số toàn tỉnh; sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh; có 58 xã thuộc vùng DTTS&MN, gồm: 05 xã khu vực III, 03 xã khu vực II, 50 xã khu vực I; 25 thôn đặc biệt khó khăn.

Nhận thức rõ địa phương có nhiều yếu tố đặc thủ, trong những năm qua Ban dân vận Tỉnh ủy Bình Phước đã tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện công tác dân vận trên tất cả các lĩnh vực để huy động tối đa sức dân, tạo sự đồng thuận xã hội góp phần bảo vệ an ninh, trật tự và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cụ thể: Tham mưu Tỉnh ủy Quy chế số 19-QC/TU, ngày 10/11/2021 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Kế hoạch số 53-KH/TU, ngày 17/11/2021 của Tỉnh ủy về Tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua Dân vận khéo giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 247-KH/TU, ngày 24/9/2015 về về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 38-KH/TU, ngày 12/10/2016 “Về tăng cường công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Tiếp tục triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Xuất phát từ những yêu cầu đó và nhằm tạo sự đồng thuận từ Nhân dân, trong những năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phới hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng đoàn UBMTTQVN tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy Quyết định số 780-QĐ/TU, ngày 13/9/2017 của Tỉnh ủy về việc Ban hành Quy định về người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối thoại với nhân dân; Quy định số 1729-QĐ/TU, ngày 16/12/2019 của Tỉnh ủy Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân ; Hướng dẫn về việc phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” ; “tự chuyển hóatrong nội bộ. Chủ động định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch; kịp thời chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đặc biệt, trong năm 2023 Ban dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 12/10/2023 về tăng cường nắm tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới. Nhằm kịp thời nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; giải quyết những khó khăn, hạn chế, vướng mắc. Qua đó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Trong những năm qua phong trào thi đua “dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh nói chung và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện, thị, thành, thành phố tiếp tục được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và được cụ thể hóa bằng nhiều nội dung phong phú, mô hình thiết thực hiệu quả, Trong hơn 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 488 mô hình dân vận khéo, trong đó có 16 mô hình, điển hình tiêu biểu đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội, trở thành hạt nhân tiêu biểu trong cộng đồng được nhân dân đồng tình ủng hộ cao như:  Mô hình điểm “hỗ trợ nâng cao kiến thức, bảo vệ an ninh biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số” (thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp) được thành lập vào tháng 9 năm 2019, hiện có 124 thành viên. Trong hơn 05 năm hoạt động, từ các nguồn vận động và đóng góp, câu lạc bộ đã hỗ trợ nhiều bò giống, dê giống cho hội viên đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn để phát triển kinh tế; mô hình phòng chống tội phạm “ấp bình yên” trên địa bàn huyện Bù Đốp, “tiếng kẻng an ninh” huyện Bù Đăng. Kết quả: Trong năm 2024 tỉnh Bình Phước thành lập 843 tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở với 3.828 thành viên; mô hình bà con nông dân đồng bào dân tộc thiểu số thôn 6, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng liên kết chuỗi sản xuất điều sạch với công ty TNHH xuất nhập khẩu Lafaco Long An và 05 mô hình cải tạo vườn điều, 10 mô hình nuôi hươu lấy nhung, 10 mô hình nuôi dê thương phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn 3,4,5 xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ban dân vận Tỉnh ủy đã chủ trì ký kết các chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận với Bộ CHQS tỉnh, Bộ CHBĐBP tỉnh, Công an tỉnh, Binh đoàn 16. Công tác phối hợp được thực hiện đồng bộ nhằm tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, đường biên, cột mốc, đảm bảo an ninh biên giới, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thực hiện Đề án số 811/ĐA-BTL, ngày 01/4/2019 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về xây dựng Điểm Dân cư liền kề Chốt Dân quân biên giới trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2019 - 2025; Kế hoạch số 869/KH-BTL ngày 27/3/2021 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về xây dựng Điểm dân cư liền kề Đồn, Trạm, Chốt biên phòng trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2021 – 2025. Theo Đề án và Kế hoạch của Quân khu, đến năm 2023 Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu xây dựng vượt chỉ tiêu so với Đề án số 811 là: 124 căn nhà; Kế hoạch số 869/KH-BTL ngày 27/3/2021 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 là: 61 căn nhà (Tổng: 185 căn  nhà). Bên cạnh đó các lực lượng vũ trang đã thực hiện các đợt hành quân dã ngoại, giúp đỡ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Phối hợp với Mặt tận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng – an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Công tác dân vận trong xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, cụ thể: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương đã huy động mọi nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn Trung ương để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế -xã hội, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới, trọng tâm là triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng 1.000 km đường giao thông nông thôn hàng năm của tỉnh đạt hiệu quả Năm 2023, tỉnh Bình Phước còn 1.121 hộ nghèo (chiếm 0,40% tổng số hộ dân); DTTS nghèo là 574 hộ. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 là 12.263 tỷ đồng, đạt 82% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua; 6 tháng đầu năm 2024 là 5259 tỷ đồng, đạt 41,28% dự toán HĐND tỉnh thông qua, tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm đến nay thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được 10 dự án, số vốn thu hút được là 85 triệu 212 ngàn USD (bao gồm cấp mới và điều chỉnh), đạt 21,3% kế hoạch năm. Lũy kế đến hết tháng 6 năm 2024 toàn tỉnh có 415 dự án FDI với tổng số vấn đầu tư là 04 tỷ 320 triệu 813 ngàn USD. Đến nay, có 80/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo: công tác khám, chữa bệnh, đảm bảo phòng chống dịch được thực hiện tốt; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia với kết quả đạt 62 giải gồm: 07 giải nhì 25 giải 03 và 30 giải khuyến khích. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai tích cực, hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm thực hiện thường xuyên, kết  quả: Theo số liệu thống kê, từ năm 2020 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiếp 19.385 lượt, số người được tiếp là 15.387 người, số đoàn đông người được tiếp 63 đoàn; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị tiếp là 4.896 lượt, số người được tiếp 4.443; Tiếp thường xuyên 14.489 lượt, số người được tiếp 10.944.

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng, cấp bách nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Để xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hệ thống dân vận cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:

Một là, Tăng cường việc thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU và Công văn số 1757-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình  mới, thường xuyên bám sát cơ sở, tuyên truyền, vận động, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, dư luận của Nhân dân; tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp, nảy sinh ở cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”.

Hai là, Tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp về lồng ghép nguồn lực để triển khai kịp thời, đầy đủ các dự án, chính sách hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Duy trì giảm nghèo cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đầu tư giảm nghèo bền vững.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Bốn là, Tăng cường giữ mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Bảo đảm mục tiêu xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” hiện nay là xây dựng và phát huy vai trò động lực to lớn của nhân tố chính trị - tinh thần, quyết định sự bền vững của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm là, Đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân vận tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Vận động cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt đạo đức công vụ, tham mưu, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách liên quan đến đời sống nhân dân.

Sáu là, tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

Nguồn tin: KHÁNH LIÊN -BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây