PHÁT HUY VAI TRÒ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC CẤP HỘI LHPN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ tư - 04/09/2024 04:56 127 0
Giám sát và phản biện xã hội có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Phản biện xã hội nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
Hội LHPN tỉnh Giám sát về kết quả bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ nữ tại thị xã Chơn Thành (Nguồn ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Phước)
Hội LHPN tỉnh Giám sát về kết quả bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ nữ tại thị xã Chơn Thành (Nguồn ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Phước)
Một số kết quả nổi bật trong giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng, góp ý văn kiện đại hội đảng các cấp của Hội trong thời gian qua:
Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ luôn phát huy tốt vai trò là tổ chức thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội phụ nữ. Đối với hoạt động giám sát, Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã chủ trì và phối hợp tham gia giám sát cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể 2 cùng cấp1 tổ chức giám sát các nội dung liên quan đến công tác bình đẳng giới; việc thực hiện chính sách, pháp luật, các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống xâm hại trẻ em; về bảo đảm an toàn thực phẩm; về xử lý chất thải; các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid19...

Qua giám sát cho thấy các chính sách cơ bản được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời. Đối với một số khó khăn, hạn chế, kiến nghị, đề xuất của đoàn giám sát đều được các cấp, các ngành quan tâm tiếp thu để thực hiện. Đối với hoạt động phản biện xã hội, các cấp Hội phụ nữ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động nghiên cứu góp ý đối với dự thảo các chương trình, dự án, các quy định có tác động đến hội viên, phụ nữ2 thông qua việc tổ chức hội nghị3 và qua văn bản. Các ý kiến góp ý đều chất lượng và đa số được tiếp thu, ghi nhận. Nhìn chung, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội nói chung, của các cấp Hội phụ nữ nói riêng đã giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, quy định, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của các cấp Hội phụ nữ vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: một số cơ sở Hội có lúc, có nơi còn lúng túng, chưa thật sự chủ động, mạnh dạn, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ giám sát; việc lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội có lúc còn rộng, chưa trọng tâm; năng lực, kỹ năng của một số cán bộ Hội còn hạn chế; công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát có lúc chưa kịp thời.

Một số định hướng và giải pháp chủ yếu mà các cấp Hội cần tập trung thực hiện trong giám sát, phản biện xã hội, trong thời gian tới:
Một là, Tiếp tục quát triệt, tuyên truyền các nội dung Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 1279 - CV/TU, ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”.

Hai là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính quyền, các sở, ban, ngành cùng cấp trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội thì việc phát hiện vấn đề, nội dung cần 1 chủ trì 765 đợt giám sát, phối hợp và tham gia cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp 1được 551 đợt giám sát (Trong đó, Hội LHPN tỉnh đã thành lập 07 Đoàn giám sát với 15 đợt giám sát 11 chính sách. Hội LHPN cấp huyện và cấp xã: chủ trì 750 đợt giám sát, phối hợp tham gia 542 đoàn giám sát cùng với các ngành, giám sát được 81 nội dung liên quan lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội) 2 đã tổ chức được 688 hội nghị, gửi 2.619 văn bản phản biện 3 trong đó có những hội nghị đóng góp ý kiến tạo lên một đợt sinh hoạt chính trị trong toàn tổ chức Hội như: Hội nghị thảo luận góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13; hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)… thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ 3 giám sát, phản biện xã hội sẽ trọng tâm, trọng điểm hơn và đáp ứng đúng, trúng những vấn đề đang đặt ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương. Việc thực hiện phải đảm bảo đúng quy định, dân chủ, công khai, khách quan và mang tính xây dựng.

Ba là, Quan tâm lựa chọn cán bộ có tinh thần trách nhiệm, tư duy độc lập, có năng lực tổng hợp; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề. Nghiên cứu, bố trí, sắp xếp cán bộ đảm bảo sự cân đối về trình độ chuyên môn giữa các lĩnh vực; khi chọn được cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn ở các lĩnh vực thì sẽ đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, Trong quá trình thực hiện giám sát chuyên đề, phải phát huy được tính tích cực, chủ động, trách nhiệm, năng lực, trách nhiệm của thành viên đoàn giám sát; có chính kiến rõ ràng trong việc đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các đối tượng được giám sát; đối với những vấn đề chưa đạt được sự thống nhất, chưa đúng thì cần trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, hợp tác; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận sau giám sát.

Năm là, Tiếp tục nghiên cứu sâu các quy định về hoạt động giám sát, phản biện xã hội để các chủ thể có liên quan hoạt động giám sát, phản biện xã hội nắm chắc trách nhiệm, nguyên tắc, quy trình, phối hợp trong quá trình giám sát, phản biện xã hội đạt hiệu quả. Thông tin, tuyên truyền về kết quả hoạt động thông qua các hình thức đa dạng, phù hợp (như: qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo in, báo điện tử, qua các buổi tuyên truyền miệng, tập huấn,…) để chủ thể và đối tượng, cơ quan, đơn vị được giám sát, phản biện xã hội thấy rõ vai trò, hiệu quả của hoạt động giám sát, phản biện xã hội, từ đó tích cực ủng hộ, phối hợp trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Nguồn tin: Phan Thảo - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây