Lộc Ninh: Một số kết quả tích cực trong công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm - 05/09/2024 22:26 32 0
Lộc Ninh là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài 109,244km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Diện tích tự nhiên 86.057 ha2. Dân số 120.080 người với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 20.515 người, chiếm 17,08% dân số toàn huyện. Tỷ lệ người DTTS tại chỗ (S’tiêng, Khmer) chiếm trên 80% DTTS toàn huyện. Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính cấp xã (07 xã biên giới, 08 xã nội địa, 01 thị trấn) với 123 ấp và 08 khu phố.
Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày một phát triển, đời sống của đồng bào ngày càng được cải thiện rõ rệt, không ngừng nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần; bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy.
 
1
Tổ đại biểu HĐND tỉnh, huyện tiếp xúc cử tri xã Lộc Hiệp- Lộc Ninh
(Ảnh: Báo Bình Phước Online)

Thực hiện Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 222-KH/TU ngày 03/3/2020 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc, Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 12/10/2016 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Huyện ủy đã chỉ đạo hệ thống chính trị trong toàn huyện cụ thể hoá thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương. Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 46-KH/HU ngày 25/11/2016, Kế hoạch số 149-KH/HU ngày 23/3/2020 để triển khai thực hiện đến các cấp ủy, chính quyền các cơ quan, ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mạng lưới giao thông được mở rộng, được xây dựng nhựa hóa, bê tông hóa đến tận vùng sâu, vùng xa; hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia khang trang, sạch đẹp; các thiết chế văn hóa được đầu tư bảo đảm nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện có 46 trường học công lập từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở; 03 trường trung học phổ thông; 01 Trung tâm GDNN - GDTX; 02 Trường mầm non tư thục. Đặc biệt trên địa bàn huyện có 01 trường trường chuyên biệt (Phổ thông DTNT-THCS) con em DTTS có thành tích khá, giỏi được xét tuyển vào trường được ăn, ở, học tập hoàn toàn miễn phí. Có 19/46 trường đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các xã, thị trấn đều có các trường học ở cả ba cấp học (MN, TH và THCS). Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng cao, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo trình độ;  Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và hoàn thiện, toàn huyện có 16 trạm y tế/16 xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia, 01 Trung tâm y tế huyện, 01 bệnh viện đa khoa (Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh), 01 phòng khám đa khoa tư nhân (Lê Nguyễn) đáp ứng cơ bản việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 131/131 khu phố, ấp có nhà văn hóa, hội trường (trong đó có 30 nhà văn hóa cộng đồng cho 22 ấp có đông đồng bào  DTTS) đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân trong đó có đồng bào DTTS; hầu hết hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông được phủ sóng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS tiếp cận công nghệ thông tin để phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Chất lượng các dịch vụ y tế nhất là khám, chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế xã được nâng lên; chất lượng dạy và học nói chung, dạy và học trong trường phổ thông DTTN - THCS ngày càng được nâng cao, năm học 2023-2024, Trường DTNT-THCS: có 100% học sinh tốt nghiệp THCS; đồng bào DTTS được khuyến khích phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu cơ bản không còn tình trạng tảo hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021- 2030.
 
2
Trao tặng 50 bộ đàn đá theo phiên bản quốc gia “đàn đá Lộc Hòa” cho các xã, thị trấn, cơ quan và trường học trên địa bàn huyện Lộc Ninh (Ảnh: Báo Bình Phước Online)

Từ đầu năm đến nay, UBMTTQ huyện đã vận động xây tặng 77 căn nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương trị giá 4,4 tỷ đồng cho hộ DTTS; 14 công trình nhà vệ sinh cho 14 hộ đồng bào tổng trị giá 210 triệu đồng. Ban Thường trực UBMTTQVN huyện phối hợp với UBND huyện tổ chức họp mặt già làng tiêu biểu và người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện năm 2024. Tại buổi họp mặt, lãnh đạo huyện đã trao tặng 63 phần quà đến các vị già làng, người có uy tín, tổng trị giá 31.500.000đ. 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội huyện Lộc Ninh tiếp tục phát triển, đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện là 188.244 triệu đồng, đạt 54% dự toán năm 2024 HĐND huyện thông qua. Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện là 489.921 triệu đồng, đạt 51% dự toán HĐND giao.

Chính quyền các cấp tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, rà soát, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào DTTS; chính sách đối với người có uy tín (Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg); chính sách đối với Già làng tiêu biểu xuất sắc (Quyết định 45/2021/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh) được các cơ quan thực hiện nghiêm túc theo quy định: tổ chức thăm hỏi, động viên già làng, người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán, tết truyền thống đồng bào DTTS; thực hiện hỗ trợ xăng xe, bảo hiểm y tế cho người có uy tín theo chính sách đặc thù của địa phương; cung cấp thông tin, hỗ trợ xăng xe, bảo hiểm y tế, cấp báo, tạp chí cho người có uy tín, già làng theo quy định. Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, lãnh đạo huyện tổ chức họp mặt thăm hỏi, tặng quà cho 32 vị già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền 32 triệu đồng. Năm 2024 UBND huyện tiếp tục triển khai thực hiện Tiểu Dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng ĐBDTTS & MN- hạng mục “Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho học sinh DTTS của Trường Phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh” với tổng mức đầu tư 5.045 triệu đồng. 6 tháng đầu năm Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH đã cho vay 19.253 triệu đồng/458 hộ ĐBDTTS.

Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022-2030 tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Đề án đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào DTTS của huyện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình giảm 1000 hộ ĐBDTTS nghèo hàng năm và các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Nhờ đó mà công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS ngày càng có hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trong đó đồng bào DTTS luôn được cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện. Đầu năm 2024 huyện tổ chức 02 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, có 107 lượt người dự, phát biểu 16 ý kiến, các ý kiến đã được lãnh đạo địa phương trả lời, giải thích tại hội nghị và tiếp thu, ghi nhận trả lời bằng văn bản. Các cấp ủy, tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở đặc biệt là các xã có tỷ lệ đồng bào DTTS cao (Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Khánh…) đã thường xuyên đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận phù hợp với địa phương, cơ sở, góp phần thực hiện các mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao mức thu nhập cho đồng bào DTTS. Tổng số hộ nghèo: 34 hộ nghèo, trong đó có 14 hộ nghèo ĐBDT, chiếm 41,17% trên tổng số hộ nghèo. Tổng số hộ cận nghèo: 422 hộ cận nghèo, trong đó có 227 hộ cận nghèo ĐBDT, chiếm 54,69% trên tổng số hộ nghèo. Theo Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện đến cuối năm 2024 trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo và đưa huyện nhà theo chuẩn nghèo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện tốt công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng DTTS&MN, Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS gắn với các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số...đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày một phát triển; đời sống của đồng bào ngày càng được cải thiện, không ngừng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nguồn tin: Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,430
  • Tháng hiện tại20,571
  • Tổng lượt truy cập1,743,103
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây