ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỚN QUẢN

Thứ năm - 05/09/2024 22:29 284 0
Huyện Hớn Quản có 28.366 hộ/103.798 khẩu, trong đó 5.399 hộ với 24.042 khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 23% dân số toàn huyện, các dân tộc sinh sống đan xen tại 102 ấp, khu phố của 13 xã, thị trấn. Những năm qua, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện Hớn Quản đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc tới đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Phát huy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào DTTS trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đề cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của đồng bào DTTS góp trong củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Biễu diễn cồng, chiêng của đồng bào S'tiêng chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số                                               huyện Hớn Quản lần thứ III, năm 2024 (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Biễu diễn cồng, chiêng của đồng bào S'tiêng chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hớn Quản lần thứ III, năm 2024 (Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Cùng với các địa phương trong tỉnh, đã có rất nhiều các chương trình, dự án trọng điểm trong vùng đồng bào DTTS đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư thực hiện, trong đó phải kể đến các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới qua đó góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nhiều mô hình phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hớn Quản có hiệu quả cao đã giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của huyện (cuối năm 2021 toàn huyện có 389 hộ nghèo DTTS chiếm 7,73% trên tổng số hộ DTTS, đến cuối năm 2023 giảm còn 58 hộ chiếm 1,07% trên tổng số hộ DTTS).

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện như: Việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng ở nhiều nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp; một số những bức xúc trong đồng bào giải quyết còn chậm, chưa thỏa đáng. Chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và các dân tộc ngày càng lớn. Một số “đạo lạ” xâm nhập ở vùng đồng  bào dân tộc thiểu số có nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Cán bộ người dân tộc thiểu số chưa phát huy được sở trường, khả năng công tác. Để kịp thời khắc phục những khó khăn đó, cấp ủy, chính quyền huyện Hớn Quản đã thực hiện nhiều giải pháp, phương thức phù hợp để thực hiện tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của đơn vị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

Tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức:
Đến nay, huyện Hớn Quản đã thành lập được 102/102 Tổ Dân vận ấp, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch, chương trình hoạt động năm, từ đó công tác dân vận được triển khai sâu, rộng tới từng người dân. Công tác xây dựng, tập hợp lực lượng nòng cốt, xung kích người đồng bào DTTS trong tổ chức hội, đoàn thể các ngành, các cấp hội từ huyện đến cơ sở chú trọng nhằm vận động, thu hút đồng bào DTTS tham gia. Năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt danh sách người có uy tín, già làng tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2027, trong đó huyện Hớn Quản có 10 già làng,  47 người có uy tín (Trong số 47 người có uy tín thì có 04 người là đảng viên). Tất cả 102 ấp, sóc của 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có Ban công tác mặt trận ấp; đã thành lập được 13 Hội đồng già làng của 13 xã, với nhiều già làng và người có uy tín tham gia. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, các cấp hội đã thu hút quần chúng nhân dân tham gia và các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội LHPN phát triển mới 379 hội viên, Huyện đoàn phát triển mới 1.474 đoàn viên, Hội Nông dân kết nạp mới 515 hội viên, LĐLĐ phát triển mới 619 công đoàn viên, Hội CCB phát triển mới 120 hội viên. Cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS làm trong cơ quan Nhà nước cấp huyện, cấp xã ngày càng được quan tâm bố trí; toàn huyện có 15 cán bộ, công chức là người đồng bào dân tộc thiểu số (cấp huyện 07 đồng chí, cấp xã 08 đồng chí; trong đó cán bộ nữ là 08 đồng chí). Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, xem đây là nhân tố quyết định chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.

Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt, hướng mạnh về cơ sở:
Căn cứ vào từng loại hình tổ chức và đặc điểm của từng địa phương, đơn vị để xác định nội dung sinh hoạt cho phù hợp; tùy theo yêu cầu, sự cần thiết tổ chức sinh hoạt định kỳ, đột xuất hoặc sinh hoạt chuyên đề, khi tổ chức sinh hoạt mời đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách địa bàn về dự sinh hoạt cùng cơ sở thực hiện theo Kế hoạch số 64-KH/HU ngày 18/4/2022 của huyện uỷ về tăng cường công tác hướng về cơ sở, tham gia sinh hoạt cùng tổ dân vận, MTTQ, các đoàn thể ấp, khu phố giai đoạn 2022 - 2025 và Công văn số 1403-CV/HU ngày 09/3/2023 của Huyện uỷ về việc tăng cường tham dự sinh hoạt cùng tổ dân vận, MTTQ, các đoàn thể ấp, sóc, khu phố năm 2023. Thông qua việc đi cơ sở, cùng dự sinh hoạt với Tổ Dân vận, Mặt trận, Đoàn thể ấp, khu phố giúp cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách địa bàn nắm bắt kịp thời tâm tư của đoàn viên, hội viên, những khó khăn vướng mắc của cơ sở kịp thời cùng địa phương đưa ra những giải pháp, mang lại hiệu quả hơn trong công tác tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội...  Việc ban hành Đề án số 01-ĐA/HU ngày 22/02/2021 của Huyện ủy Hớn Quản về việc thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ấp, sóc, khu phố để tạo nguồn, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng” với mục đích đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nâng cao khả năng tập hợp quần chúng, phát triển và nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, tạo nguồn giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng.

Quan tâm đến chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua, đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở : Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở vùng dân tộc thiểu số đã phối hợp với các ngành, các cấp lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng triển khai sâu rộng đến cơ sở, đến khu dân cư thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện  tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên đã mang lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết giữa các dân tộc. Cuộc vận động đã đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với cơ chế đặc thù Nhà nước và nhân dân cùng làm 6 tháng đầu năm 2024 vận động Nhân dân cùng đóng góp làm 14.160km đường bê tông xi măng, lắp 1.500m đường điện chiếu sáng, trong đó nhân dân đóng góp 400 triệu đồng, hiến 420m đất, đưa xã Tân Hưng về đích nông thôn mới, tiếp tục thực hiện nông thôn mới nâng cao đối với xã  Tân Quan.

Các phong trào, cuộc vận động như  “Ngày vì người nghèo”, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.. và các phong trào từ thiện, nhân đạo, chăm lo đời sống cho đoàn viên, hội viên và nhân dân giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống đạt được nhiều kết quả: Trong năm 2023, vận động được 100 triệu đồng. Đã sử dụng 260 triệu đồng hỗ trợ xây, sửa 05 căn nhà Đại đoàn kết, trao sinh kế 03 hộ. Các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo”, trong năm đã vận động h trợ xây dựng 01 căn nhà Đại Đoàn Kết trị giá 130 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2024 vận động được 40 triệu đồng hỗ trợ mua túi quà cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Toàn huyện có 71 tập thể, 41 cá nhân duy trì giúp đỡ cho 327 người, tổng trị giá giúp đỡ quy thành tiền là trên 1,4 tỉ đồng. Vận động và trao phần quà cho 60.638 lượt hộ nghèo, cận nghèo, NNCĐDC, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, trị giá 8.711.381.000đ. Xây 06 căn nhà Chữ thập đỏ, trao tặng 40 xe lăn, 10 cây gậy chống cho người đi lại khó khăn, 01 xe ba bánh điện, 18 xe đạp với tổng trị giá trên 200 triệu đồng. Vận động Chùa Thanh Lâm, Chùa Thanh Cảnh, Bếp cơm 0 đồng Tân Hưng, các mạnh thường quân tặng 12.300 suất ăn miễn phí trị giá 188.940.000đ. Tổng trị giá hoạt động công tác nhân đạo hơn 13,2 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, việc triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội”; kết phối hợp đảm bảo ANTT địa bàn giáp ranh với Công an các huyện, thị xã; chương trình phối hợp giữa Công an huyện với các ban, ngành, đoàn thể của huyện trong công tác phòng, chống tội phạm và vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Kết quả, nhiều mô hình tiên tiến, tiêu biểu về an ninh trật tự được nhân rộng, các mô hình, lực lượng nòng cốt tại cơ sở được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả như nhân rộng các mô hình Khu dân cư tự quản vùng đồng bào dân tộc thiểu số; mô hình Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS; mô hình Tự quản giảm nghèo và thanh niên trong vùng đồng bào DTTS có đạo không vi phạm về an toàn giao thông; Mô hình Thanh niên tôn giáo, vùng đồng bào DTTS phòng, chống tội phạm ở khu Định canh định cư. Thông qua các phong trào, mô hình như: Mô hình Heo đất đồng hành khởi nghiệp cùng phụ nữ DTTS, mô hình CLB thanh niên sống đẹp, sống có ích, mô hình Thanh niên dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế, mô hình Tôn giáo đồng hành cùng Mặt trận trong công tác giảm nghèo tại các khu dân cư, Mô hình Bảo tồn và phát huy bản sắc đồng bào dân tộc... đã vận động nhân dân vùng đồng bào DTTS thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế, bằng nhiều hình thức như: Giúp nhau vốn, cây con giống, công lao động, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, h trợ cây, con giống để phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động.

Nguồn tin: Khánh Liên-BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây