Bình Phước phát huy giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc S'tiêng, M'nông, Khmer gắn với phát triển du lịch
Thứ hai - 26/08/2024 06:111520
Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông, Khmer trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhiều loại hình văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng, qua đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc. Đến nay toàn tỉnh đã tiến hành rà soát, lập hồ sơ đối với 144 lễ hội truyền thống và di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer để bảo tồn, phát huy giá trị.
Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) nói riêng nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước tại Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 14/5/2024 của UBND tỉnh; phát huy kết quả giám sát việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) trên địa bàn tỉnh; tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân; huy động cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, tăng cường và nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer trên địa bàn tỉnh về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào; có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Hỗ trợ tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh. Phát huy vai trò chủ động của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Tổ chức thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật, lễ hội có nguy cơ thất truyền.
Trên dãy đất sơn nguyên Bình Phước, bên cạnh cộng đồng người Stiêng được coi là dân tộc bản địa thì người M’nông cũng là cộng đồng sinh sống lâu đời. Họ đã kiến tạo cho riêng mình một bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có với sự tổng hòa của văn hóa cổ truyền và có sự giao thoa, tiếp biến văn hóa với một số đồng bào dân tộc ở địa phương trong quá trình cộng cư, phát triển.
Đồng bào dân tộc M’nông ở Bình Phước hiện nay có trên 10 nghìn người, thường gọi là nhóm Bù Noong, sinh sống sống rải rác thành từng buôn, sóc ở các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Đắk Nhau (của huyện Bù Đăng) và xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập (của huyện Bù Gia Mập). Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có sáu di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội truyền thống Lễ hội Miếu Bà Rá thị xã Phước Long; Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ hội Dua Tpeng (Phá Bàu) của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh; Lễ hội truyền thống Lễ hội Cầu bông của người Kinh (huyện Hớn Quản, huyện Chơn Thành, huyện Bù Đăng, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước); Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông; Nghề thủ công truyền thống Nghề Đan gùi của S’tiêng huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh.
Ngày 22/8/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND triển khai việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số (S'tiêng, M'nông, Khmer) trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung của Dự án 6 về bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có các hoạt động lễ hội các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer gắn với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn Bình Phước.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer nói riêng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Phước. Phát huy vai trò chủ động của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong Qúy III, IV năm 2024, UBND tỉnh giao Sở VHTTDL Bình Phước và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer, sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật, lễ hội có nguy cơ thất truyền.
Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer nói riêng, kết hợp với các chương trình, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, thể thao và du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ…
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, phát huy vai trò của cộng đồng đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer. Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa ở địa phương, khu vực và toàn quốc, khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer trên địa bàn.
Phát huy hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng công tác đưa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch và gia đình về cơ sở.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa tiêu biểu, xúc tiến du lịch, khảo sát tiềm năng, lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer. Duy trì, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn trên địa bàn Bình Phước.
Việc tổ chức các lễ hội trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị độc đáo của văn hóa đồng bào các dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer gắn với phát triển du lịch không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc mà còn tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm. Đây được coi là hướng đi để phát triển du lịch bền vững cho các địa phương trên địa bàn Bình Phước, tạo thêm việc làm và thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa từ chính giá trị văn hóa của họ, giúp đồng bào các dân tộc nâng cao hơn ý thức gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trong cuộc sống hiện đại.
Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer nói riêng, kết hợp với các chương trình, các hoạt động thông tin, tuyên truyền; văn hoá, thể thao và du lịch; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… Nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng công tác đưa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch và gia đình về cơ sở.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, phát huy vai trò của cộng đồng đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer. Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa ở địa phương, khu vực và toàn quốc; khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer trên địa bàn tỉnh. Duy trì và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn trên địa bàn tỉnh.