TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Thứ ba - 10/05/2022 09:14 607 0
Bình Phước là tỉnh biên giới, có đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia; có 41 dân tộc và nhiều tôn giáo hoạt động; trên địa bàn có các Quốc lộ 13, 14 chạy qua, nối liền các tỉnh khu vực Tây nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Vì vậy, công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền dặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Công an tỉnh Bình Phước tham dự Hội nghị ký kết giao ước thi đua vì an ninh Tổ quốc năm 2022 do Cụm thi đua số 2 Bộ Công an tổ chức.
Công an tỉnh Bình Phước tham dự Hội nghị ký kết giao ước thi đua vì an ninh Tổ quốc năm 2022 do Cụm thi đua số 2 Bộ Công an tổ chức.
 Năm 2021, đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp đã tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặc dù vậy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tội phạm hình sự  giảm 5,63% về số vụ so với năm 2020; nhiều băng nhóm tội phạm hình sự đã bị triệt phá, không để xảy ra tội phạm có tổ chức mang tính xã hội đen; các vụ án xảy ra nhanh chóng được điều tra, làm rõ, tỷ lệ điều tra, khám phá án cao (đạt 92%), án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95%, nhiều tụ điểm tệ nạn xã hội bị triệt xóa. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng, đã khởi tố 7 vụ - 31 đối tượng liên quan đến tham nhũng; tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” được phát hiện, xử lý kịp thời. Công tác xây dựng phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ngày càng được triển khai rộng rãi, thường xuyên hơn, các mô hình, điển hình trong phòng, chống tội phạm được duy trì, nhân rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật mặc dù được kiềm giảm nhưng một số loại tội phạm như tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “ tín dụng đen”; tội phạm và tệ nạn đánh bạc; tội phạm sử dụng công nghệ cao,… vẫn diễn biến phức tạp. Do chịu ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid – 19, cả hệ thống chính trị phải tập trung cho công tác phòng chống dịch dẫn đến một số mặt công tác phòng, chống tội phạm chưa đạt yêu cầu. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa quan tâm chỉ đạo đúng mức đối với công tác phòng, chống tội phạm. công tác phối hợp phòng chống tội phạm giữa các lực lượng chức năng nhiều thời điểm chưa đồng bộ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một số đơn vị, địa phương chưa nghiêm túc, nội dung báo cáo còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều thành viên không gửi báo cáo.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh dịch Covid – 19 tiếp tục hoành hành; xung đột vũ trang, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trên thế giới đã và đang tác động đến tình hình an ninh trật tự trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh; công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là sự xuất hiện, gia tăng của các loại tội phạm phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời gian tới, trưởng ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu các thành viên ban chỉ đạo tỉnh và ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai một số nội dung sau:
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; trong đó, trọng tâm là Kết luận số 13 – KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48 – CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Kết luận số 15 – KL/TW ngày 30/9/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 46 – CT/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Quyết định số 1944/QĐ – TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13 – KL/TW và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 – 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 38/KH – UBND, Kế hoạch số 39/KH – UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống mua bán người năm 2022. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, gắn với triển khai hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ – CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid – 19”, tạo điều kiện thuận lợi phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, tự kiểm tra, nắm tình hình, kết quả việc thực hiện công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại đơn vị mình và tại địa bàn được phân công phụ trách; tăng cường kiểm tra, đôn đốc và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xử lý trách nhiệm liên đới của cán bộ, đảng viên nếu để xảy ra sai phạm.
3. Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo hướng xã hội hóa ngày càng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa bàn, gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các mô hình phòng, chống tội phạm ở cơ sở như “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”, nghiên cứu, xây dựng các mô hình mới phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa bàn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư. Chủ động phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là liên quan đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, mâu thuẫn gia đình. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm.
4. Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, tham mưu kiện toàn thành viên ban chỉ đạo cấp huyện, ban tổ chức thực hiện cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn và tình hình thực tế của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên. Tăng cường kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc ban tổ chức thực hiẹn các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, trong đó trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 42/NĐ – CP của Chính phủ quy định việc xây dựng công an xã, thị trấn chính quy, bố trí quỹ đất và hỗ trợ kinh phí để xây dựng trụ sở, trang bị các điều kiện cần thiết khác để phục vụ hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã, thị trấn chính quy; tạo điều kiện và có chế độ chính sách đặc thù hoặc ưu đãi đối với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng để động viên, khuyến khích họ an tâm công tác, cống hiến.
5. Công an tỉnh – Thường trực ban chỉ đạo tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển  khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự; trong đó, tập trung phát hiện sớm để đấu tranh triệt xóa, làm tan rã các băng, nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia; tội phạm sử dụng vũ khí, vạt liệu nổ gây án; cố ý gây thương tích; tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản (cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản); chống người thi hành công vụ; tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người, tội phạm buôn lậu, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tội phạm sử dụng công nghẹ cao, trên không gian mạng; tội phạm lợi dụng bệnh dịch Covid – 19; tội phạm và tệ nạn ma túy, hoạt động đánh bạc, mại dâm, … tăng cường quản lý cư trú, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh điều kiện tham nhũng, tiêu cực.
6. Ưu tiên các nguồn lực phục vụ, hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong đầu tư mua sắm, nâng cấp phương tiện, thiết bị nghiệp vụ cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, giám định tư pháp; xây dựng công an xã chính quy; hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm và hoạt động của ban chỉ đạo các cấp.
Đại tá Nguyễn Phương Đằng – Phó giám đốc Công an tỉnh trao bằng  khen của Bộ Công an cho cán bộ và nhân dân xã An Phú, huyện Hớn Quản có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2021.  Nguồn ảnh: Báo Bình Phước online
Đại tá Nguyễn Phương Đằng – Phó giám đốc Công an tỉnh trao giấy khen đột xuất của Giám đốc Công an tỉnh cho 02 công dân tại Thị trấn Chơn Thành đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninhTổ quốc.  Nguồn ảnh: Báo Bình Phước online

Nguồn tin: Trần Đức Mậu- BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây