Hình thức tuyên truyền và vận động nhân dân được thực hiện thông qua bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền thông qua băng rôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi đến tay người dân; tuyên truyền bằng tin, bài qua hệ thống phát thanh của địa phương, gửi tin bài đăng Báo Bình Phước, trang điện tử và trang cộng đồng của Ủy ban MTTQVN tỉnh (Từ năm 2019 đến nay, MTTQVN huyện, xã, thị trấn đã phối hợp tuyên truyền được 872 cuộc với 37.781 lượt người tham dự, thường xuyên tuyên truyền trên 73 nhóm Zalo khu dân cư; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh được 943 giờ 30 phút; treo 717 băng rôn, 162 áp phích tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa ấp-khu phố; cấp phát 36.115 tờ rơi, tờ gấp đến từng hộ gia đình; tổ chức 69 đợt ra quân và lồng ghép trong các đợt tiêm vaccine ngừa COVID-19 để hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone (PC-Covid). Triển khai cho đội ngũ cán bộ mặt trận tham gia cuộc thi tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2020) do UBMTTQVN tỉnh tổ chức có 547 bài tham dự; phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng, phát sóng (ngày 14/01/2020) 01 phóng sự “Đồng Phú phát huy hiệu quả nguồn Quỹ “Vì người nghèo” và 01 phóng sự “Đồng Phú chung tay xây dựng nông thôn mới”); ; tuyên truyền qua mạng xã hội (Cấp huyện xây dựng 01 trang cộng đồng fanpage; 01 địa chỉ gmail; 05 nhóm Zalo; cấp xã xây dựng 11 trang cộng đồng facebook; khu dân cư xây dựng 73/73 nhóm Zalo)...Nội dung thông tin, tuyên truyền gồm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến tổ chức Mặt trận, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Phần 2 khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” làm cho nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hiểu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, tạo sự tin cậy và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Công tác Mặt trận, nhất là ở cơ sở thu hút ngày càng đông các cá nhân tiêu biểu, chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng tham gia vào công tác xã hội, từ thiện nhân đạo (Ban trị sự Phật giáo huyện tổ chức Lễ hội ẩm thực chay gây quỹ thực hiện công tác an ninh xã hội, kết quả đã thu về 180 triệu đồng; Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận, các tổ chức tôn giáo đã vận động ủng hộ được hơn 800 phần quà (gạo, mì, rau củ quả, nước mắm) và tiền mặt mua vaccine… với tổng trị giá gần 01 tỷ đồng), tích cực hưởng ứng và ủng hộ các công trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, tạo khí thế mới trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc chủ trì và phát động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, công tác phòng, chống dịch Covid-19 (Quỹ “cứu trợ” của huyện tiếp nhận được 1.950.909.0000 đồng, đã trích Quỹ hỗ trợ các lực lượng đang trực tiếp tham gia chống dịch và mua sắm vật tư y tế, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện và chốt kiểm soát dịch số 2 của tỉnh với số tiền 1.571.016.000 đồng; nộp về Quỹ vaccine của Mặt trận tỉnh 225.976.000 đồng; tiếp nhận và phân bổ 21 thùng khẩu trang, 500 bộ đồ bảo hộ y tế, 7 thùng gang tay, 120 thùng sữa, 290 thùng nước suối, 20 bình ô xy, 100 cây dù... cho bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung và các các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn huyện; tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời 23 tấn gạo, 252 thùng mì, 682 phần quà và nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu cho các hộ gia đình khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID – 19 tại 11 xã, thị trấn). Nhằm phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước và lễ trọng của đồng bào dân tộc, tôn giáo, MTTQ các cấp phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền tổ chức đoàn thăm hỏi, động viên đồng bào các dân tộc, các tổ chức các tôn giáo (Nhân dịp Giáng Sinh, tết nguyên đán, Đại Lễ Phật Đản, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer, Tết Ramadan của đồng bào Chăm, Ủy ban MTTQVN huyện và cơ sở phối hợp với cấp ủy, chính quyền thăm và tặng quà các tổ chức tôn giáo với tổng kinh phí gần 285 triệu đồng. Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện tổ chức 03 đợt đi thăm nắm tình tình và tặng quà 08 cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện; 01 đợt đi thăm nắm tình tình và tặng 02 phần quà cho đồng bào dân tộc; ban hành các văn bản hướng dẫn, vận động các tổ chức tôn giáo tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội hóa XV và đại biểu HĐND các cấp NK 2021-2026 và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19). Đồng thời, định kỳ hàng năm, phối hợp với chính quyền tổ chức họp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo, già làng và người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tăng cường đoàn kết và đồng thuận xã hội. Bên cạnh đó, “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” được tổ chức đều khắp tại 73/73 khu dân cư trên toàn huyện. Đây là đợt sinh hoạt được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, tạo khí thế vui tươi, đoàn kết, đồng thời cũng là dịp để nhân dân kiểm điểm những việc đã làm được và chưa được, rút kinh nghiệm và quyết tâm phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa và địa phương ngày càng văn minh, giàu đẹp. MTTQ cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tổ chức thăm hỏi, động viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nhất là các tầng lớp, các đối tượng xã hội, hộ nghèo, hộ khó khăn trong cuộc sống (Từ năm 2019 đến nay, Quỹ vì người nghèo của huyện đã vận động và tiếp nhận 5.885.117.000đ (trong đó, vận động trực tiếp: 3.000.117.000đ; thu điều chuyển từ UBMTTQVN tỉnh: 2.885.000.000đ) và đã chi 4.066.500.000đồng để tặng quà, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Các tổ chức thành viên đã có nhiều hoạt động cụ thể, mở rộng tổ chức, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia làm nòng cốt trong các hoạt động ở địa bàn dân cư. Từ các phong trào, hoạt động trên đã thu hút, kết nạp thêm nhiều đoàn viên, hội viên vào tổ chức, từ năm 2019 đến nay đã kết nạp mới được 9.539 đoàn viên, hội viên nâng tổng số đoàn viên, hội viên lên 36.149 người, đạt tỷ lệ trên 80%, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, vận động của MTTQ và các tổ chức thành viên còn hạn chế, công tác tuyên truyền, vận động chưa thật sự hấp dẫn để thu hút đoàn viên, hội viên vào tổ chức. Tình trạng đoàn viên, hội viên ít tha thiết, gắn bó với tổ chức hội đoàn thể còn xảy ra. Công tác phối hợp giữa MTTQ với các đoàn thể và giữa các đoàn thể với nhau chưa thực sự chặt chẽ. Công tác nắm bắt thông tin, dư luận xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân chưa được kịp thời, đầy đủ. Công tác giải quyết ý kiến, kiến nghị của chính quyền và các ngành chức năng còn chậm, một số ý kiến trả lời còn chung chung; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và việc điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký lên thổ cư cho các người dân hiến đất thực hiện các chương trình, dự án chậm, không kịp thời …đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động và tập hợp nhân dân.
Từ thực tiễn công tác Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên, kịp thời của các cấp uỷ Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thành công của công tác Mặt trận; mỗi cán bộ làm công tác Mặt trận cần nghiên cứu để phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm to lớn của MTTQVN trong khối đại đoàn kết.
Hai là: đa dạng hoá hình thức tập hợp quần chúng, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; mọi hoạt động của Mặt trận phải hướng tới vì lợi ích hợp pháp của nhân dân, lắng nghe, tập hợp và kịp thời phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân; đề cao lợi ích gắn với nghĩa vụ của nhân dân trong xây dựng và phát triển xã hội.
Ba là: phối hợp chặt chẽ với chính quyền; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong hiệp thương thống nhất với các tổ chức thành viên; định kỳ hàng năm đánh giá Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND-UBND-UBMTTQ và các ngành liên quan từ đó có các giải pháp, đề xuất, kiến nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm, chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời; phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động sáng tạo của các tổ chức thành viên để tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công các chương trình hành động.
Bốn là: cấp ủy, chính quyền cần coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ và các đoàn thể, đi đôi với đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạo mọi điều kiện về cơ chế, vật chất, tinh thần để MTTQ hoạt động, giám sát, phản biện và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.