MỘT SỐ KẾT QUẢ PHONG TRÀO NÔNG DÂN THI ĐUA SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI ĐOÀN KẾT GIÚP NHAU LÀM GIÀU VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN (2017 - 2022)

Thứ sáu - 17/02/2023 03:00 465 0
Trong những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của UBND tỉnh đối với nền kinh tế của tỉnh, trong đó, đã coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và cải thiện đời sống nông dân, tiếp tục tăng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bình Phước tiêp tục phát triên cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trên phạm vi toàn tỉnh, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trở thành một tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn; lôi cuốn, khích lệ hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong 5 năm qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã có sự tiến bộ vượt bậc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình, tiên tiến, họ là những tấm gương sáng của tinh thần bền bỉ vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết chí làm giàu chính đáng cho chính mình và giúp đỡ người khác cùng vươn lên làm giàu.
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 14 hộ nông sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Bình Phước. Nguồn ảnh: Báo Bình Phước.
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 14 hộ nông sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Bình Phước. Nguồn ảnh: Báo Bình Phước.
Sự phát triển về số lượng, quy mô, chất lượng phong trào:
Trong 5 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đề ra nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; do vậy Phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển cả về số lượng, quy mô và chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phân quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế sớm ra khỏi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết quả, bình quân mỗi năm có trên 50.310 lượt hộ đăng ký tham gia, qua bình xét bình quân mỗi năm có trên 28.981 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuât kinh doanh giỏi các cấp, luôn đạt hoặc vượt chỉ tiêu Trung Hội Nông dân Việt Nam giao.

Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng cao, đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều tấm gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh; đầu tư mở rộng từng bước hình thành các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX, THT liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã được lãnh đạo Trung ương Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ban, sở, ngành, Hội Nông dân các cấp đến thăm, động viên điển hình như: Mô hình trồng sầu riêng của hộ ông Trương Văn Đảo xã Phước Tín; mô hình cao su, điều, tiêu của hộ ông Trịnh Đình Cây - p Long Thủy TX Phước Long; mô hình trồng cây ăn trái, cao su, điều hộ ông Nguyễn Ngọc Hùng và Lê Xuân Huy ở huyện Bù Đăng; mô hình trồng rau trong nhà lưới, mô hình trồng cam Xoàn tại TP. Đồng Xoài; mô hình trồng tiêu, mít lá bàng, chăn nuôi dê của hộ ông Trần Minh Chánh, mô hình trồng xoài, bưởi da xanh của hộ ông Phùng Hoàng Tân - huyện Lộc Ninh; Mô hình trồng cây ăn trái, nuôi ong lấy mật - huyện Chơn Thành; mô hình trồng bưởi da xanh của ông Lầu Sy Nịp, mô hình trồng sầu riêng của HTX Nông Thành Phát - huyện Phú Riềng..

Vđoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững:
Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã khuyến khích, động viên nông dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, thi đua làm giàu; xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn; tích cực tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước. Thông qua phong trào nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã hiên đât và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn. Kết quả các cấp Hội tuyên truyền vận động và trực tiếp hướng dẫn Hội viên nông dân các hồ sơ, thủ tục thành lập được 82 hợp tác xã, 123 tổ hợp tác. Hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã ngày càng phát triển, từng bước gắn kết với các công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Hướng dẫn thành lập mới và duy trì hoạt động 31 chi hội Nông dân nghề nghiệp và 126 tổ hội nông dân nghề nghiệp nghề nghiệp với 4.167 thành viên tham gia. Các chi hội, tổ hội nghề nghiệp chủ yếu hoạt động trong cùng lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đang dần khẳng định vai trò, vị trí là một thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Điển hình là Hợp Tác xã bơ sáp cao cấp Mã Dưỡng cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn/năm, được đánh giá cao về chất lượng; sản phẩm hạt điều của Liên hiệp họp tác xã điều Bình Phước tổ chức sản xuất, chăm sóc, cải tạo quy mô 2.900 ha, mang nhãn hiệu Thương mại công bằng quốc tế (FLO); họp tác xã An Phát chăn nuôi heo, doanh thu 15 tỷ đồng /năm; họp tác xã An Phước nuôi gà thả vườn, doanh thu 20 tỷ đồng/năm; hợp tác xã Thanh Phú chăn nuôi dê, doanh thu 2 tỷ đồng/năm; hợp tác xã dịch vu, Nông nghiệp Tâm sầu Riêng cây ăn trái, 31 chi hội, 126 tổ hội nghề nghiệp với 1.663 hội viên thành viên; Chi Hội nghề nghiệp Nông dân “Trồng quýt đường” HND xã Tân Thành có 30 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất 85 ha, chuyên canh về cây quýt đường; Chi Hội Nông dân “Trồng điều” HND xã Tiến Hưng: có 41 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất 125 ha, chuyên canh về cây điều thực hiện theo tiêu chuẩn FLO, được dán nhãn công bằng thế giới; Huyện Bù Gia Mập: Chi Hội Trồng điều xã Bù Gia Mập 15 thành viên với diện tích 45 ha; Tổ Điều hữu cơ xã Bình Thắng với 45 thành viên tham gia, diện tích 162 ha; Huyện Chơn Thành: Chi hội chăn nuôi gà xã Nha Bích.... Chất lượng sản phẩm của HTX, Nông dân ngày càng nâng lên, như trong năm 2021 có 02 tập thể và 30 cá nhân trồng điều giỏi, tiêu biểu được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen;

Để tạo nguồn cho hội viên vay vốn đầu tư sản xuất, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân được các cấp hội phát huy hiệu quả. Đến nay tổng số tiền Hội Nông dân tỉnh đang quản lý là 84 tỷ 107 triệu đồng (Trong đó Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh năm 2021 phát triển mới được 8 tỷ 671 triệu đồng, nâng tổng số vốn Qũy HTND toàn tỉnh là 70 tỷ 267 triệu đồng). Một số điển hình mô hình đầu tư nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân có hiệu quả như: Mô hình chăm sóc Tiêu kết họp với nuôi dê xã Thiện Hưng huyện Bù Đốp; mô hình chăm sóc sầu Riêng (HTX Thành Phát), xã Phước Tân, huyện Phú Riềng; mô hình trồng tre lấy măng tại xã Thành Tâm huyện Chơn Thành; mô hình trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà kính tại xã Lộc khánh, huyện Lộc Ninh; mô hình cải tạo và chăm sóc tiêu hữu cơ, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh... Các cấp Hội phối hợp Ngân hàng CSXH triển khai thực hiện chương trình ký ủy thác. Tính đến tháng 10/2021, các cấp Hội đang quản lý 569 tổ tiết kiệm và vay vốn với 23.189 thành viên, dư nợ là 828.369 tỷ đồng. Các hộ vay sử dụng đồng vốn đúng mục đích; tích cực tham gia sinh hoạt Tổ TK&VV, chuyển đổi cách làm ăn, chuyển giao KHKT, phát triển kinh tế gia đình. Các cấp Hội phối hợp hướng dẫn, tư vấn cho người dân sử dụng thuốc BVTV, phân bón có chât lượng tốt và các giống cây phù hợp; tích cực phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng 5.719 tấn phân bón, 3.972 lít thuốc bảo vệ thực vật, 10.145 sản phẩm giống cây trồng và vật nuôi, giúp nông dân có điều kiện đâu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh cung ứng trên 800 tấn phân gà Nhật Bản; 15.000 giống điều PN1 chất lượng cao do Trung tâm sản xuât phục vụ nhu câu của nông dân, cung ứng 120.000 phôi nấm cho HVND trong tỉnh và ngoài tỉnh. Kết quả trong thời gian qua, các cấp Hội trực tiếp và phối đào tạo nghề cho 19.397 hội viên, nông dân và lao động nông thôn. Trong đó, Trung tâm Dạy nghê và Hô trợ Nông dân tỉnh đã trực tiếp tô chức đào tạo nghề cho 7.759 hội viên, nông dân, lao động nông thôn. Gồm các ngành nghề như: Thú y; kỹ thuật trông và chăm sóc khai thác cao su; kỹ thuật trông nấm; kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc cây kiểng; kỹ thuật trồng điều, ghép điều, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho heo, gà, dê; cài đặt lắp ráp máy vi tính; tin học văn phòng. Qua đào tạo đã trực tiếp giới thiệu cho hơn ừên 6.000 học viên vào làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, nông trường cao su, Công ty CP chi nhánh Bình Phước.

Hội Nông dân các cấp tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức được 7.640 buổi tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho 397.280 lượt nông dân, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn, VietGap, sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo quản chế biến, tiêu thụ nông sản sau thu hoạch, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng và trị bệnh trên cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn với nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg; Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Được sự thống nhất chủ trương của Tỉnh ủy, Hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh Bình Phước (tổ chức được 5 lần hội chợ), riêng trong năm 2022 tại Hội chợ đã tổ chức: Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với cán bộ, hội viên sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2022, Hội nghị Biểu dương nông dân là người dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi tình Bình Phước giai đoạn 2017 - 2022; Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân; Hội nghị chuyên đề hướng dẫn nông dân về thương mại điện tử và quy trình, cách thức đưa nông sản lên các sàn giao dịch; ra măt Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp số Bình Phước; Hội thảo ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; tham gia trưng bày sản phẩm hội chợ, chợ phiên nông sản, festival nông nghiẹp do các tỉnh, thành, Trung ương Hội tổ chức; Xây dựng, triển khai. Chương trình truyền thông “Nông nghiệp xanh Bình Phước“ phát trên Fanpage của Hội, thu hút trên 100.000 lượt xem.

Đặc biệt trong năm 2021, do tình hình diễn biến dịch Covid - 19 phức tạp, ảnh hưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, các cấp Hội Nông dân từ tỉnh xuống cơ sở đã có nỗ lực trong công tác hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, kết quả đến từ tháng 7 đến 10/2021 các cấp hội đẽ hỗ trợ tiêu thụ hơn 300 tấn nông sản cho nông dân; Cửa hàng trái cây và hàng nông sản của Hội Nông dân tỉnh đã giới thiệu cho 11 nhà vườn tiêu thụ các sản phẩm: Bưởi da xanh, dưa lưới, xoài Đài Loan, quýt đường, dừa, cam, sầu riêng, các loại trái cây mùa Tết... với tổng sản lượng hơn 30 tấn. Ngoài ra tại Cửa hàng luôn trưng bày sẵn các sản phẩm nông sản đặc trưng, thế mạnh của Bình Phước như: Hạt điều các vị, hạt tiêu thành phẩm, gạo hữu cơ... để giới thiệu đến người tiêu dùng.

Trung tâm Dạỵ nghề & HTND triển khai Dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ cho sản phẩm hạt điều tại xã Bù Gia Mập - huyện Bù Gia Mập”; Xây dựng, triển khai Chương trình truyền thông “Nông nghiệp xanh Bình Phước“ phát trên Fanpage của Hội, thu hút khoảng 100.000 lượt xem; Hỗ trợ Hợp tác xã làm trên 8.000 tem truy xuất nguồn gốc bưởi da xanh và sản phẩm yến; tổ chức đưa trên 1.500 lượt hội viên nông dân học tập kinh nghiệm các mô hình tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước (trong đó học tập tại Thái Lan và Trung Quốc là 66 người) đã thu được những kết quả bổ ích, đúng mục, đích yêu cầu đề ra.

Sự lan tỏa tích cực của phong trào
Tác động đến nông nghiệp, kỉnh tế nông thôn: Hội Nông dân tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho cán bộ hội viên nông dân, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Thông qua Đề án, Hội Nông dân tỉnh đã phối họp thực hiện 05 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với chất giữ ẩm AMS1 và phân bón hữu cơ sinh học trên cây hồ tiêu tại huyện Bù Đốp, Lộc Ninh; mô tưới nước nhỏ giọt, tưới phun bằng năng lượng mặt trời trên 3 loại cây trồng: cây Tiêu, cây ăn quả, rau trong nhà lưới; mô hình chuyển giao phân đạm vi sinh từ cá; Xây dựng và phát triển 05 vùng rau an toàn đạt chứng nhận VietGap, 3 mô hình VietGap trên cây bưởi sử dụng phân hữu cơ vi sinh; thí nghiệm 2 mô hình giữa Bioga và đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo để đánh giá so sánh nhân rộng”. Với sự hỗ trợ của các cấp Hội, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ từng bước hình thành, được nông dân ứng dụng rộng rãi như: Mô hình trồng rau thủy canh; dưa lưới trong nhà màn, nhà lưới theo công nghệ cao đã có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Trung tâm Dạy nghề &HTND xây dựng triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong thâm canh cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học” tại xã Tân Lợi - Đồng Phú; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong thâm canh cây sầu riêng theo hướng an toàn sinh học tại xã Đắk ơ - huyện Bù Gia Mập”; xây dựng mô hình trình diễn tại Trung tâm như: trồng dưa lưới trong nhà màn, nấm bào ngư, cây điều giống để nông dân học tập và nhân rộng; Triển khai Dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam” nhằm giúp nông dân tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả hơn các thông tin vê khoa học kỹ thuật, vê giá cả, thị trường, giúp găn kêt các nhóm sản xuât cùng tuyên truyên, thông tin vê sản phâm, xây dựng thương hiệu cho nông dân. Thành lập 20 Câu lạc bộ Nông dân với Internet.

Tác động đến xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia: Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020: Trong thời gian qua các cấp Hội đã phối hợp vận động cán bộ, hội viên, nông dân nêu cao trách nhiệm, chủ động tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng nhiều hình thức và việc làm cụ thể như: đóng góp 29.614 ngày công, vật chất, hiến đất 134.385m2, tu sửa, nâng cấp 514km đường nông thôn, 215km kênh mương nội đồng; tổng số tiền nông dân đóng góp 16 tỷ 542,811 triệu đồng; vận động nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, đã huy động các nguồn lực xây dựng được 194 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn; phối họp giám sát việc thực hiện quy hoạch, công tác triển khai các dự án, công trình xây dựnẸ đường, nhà văn hóa ở các xã xây dựng nông thôn mới; tích cực tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bảo vệ môi trường nông thôn, phòng, chống các tệ nạn xã hội; xây dựng và nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Người cha trách nhiệm”, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Hằng năm, có 100% hộ hội viên đăng ký xây dựng và bình quân 89.626 hộ hội viên đạt gia đình văn hóa; vận động nông dân tham gia mua 83.205 Bảo hiểm Y tế theo CTPH giữa Hội Nông dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh; hiện tại có 80% hội viên ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, sản xuât đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm; vận động hội viên, nông dân châp hành nghiêm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; cán bộ, hội viên đóng góp ủng hộ vật chất cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ phòng chống thiên tai, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai; chăm lo cho hội viên nghèo các dịp Lễ, Tet, đảm bảo không có hội viên nghèo không có điều kiện đón Têt cô truỵên của dân tộc; vận động xây dựng 51 nhà tình thương cho HVND nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng số tiền là 4 tỷ 007 triệu đồng ... Kết quả cuối năm 2020 đã có 60/90 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 66,6%. Tiêu chí bình quân đạt 17,42 tiêu chí.

Trong thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn quan tâm tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên và nông dân về nhiệm vụ QP-AN. Hàng năm, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với Công an tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09/1998/CP về ‘Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Triển khai thực hiện đồng bộ Chỉ thị 15 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của UBND tỉnh. Các cấp hội phối hợp với ngành công an, bộ đội biên phòng xây dựng thôn, bản, xã không có tội phạm, không buôn bán và vận chuyển ma túy... được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngoài ra các cấp Hội vận động nông dân tích cực hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chông ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chông ma túy”, tháng hành động phòng chông ma túy, tuyên truyên, vận động hội viên nông dân không buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy, phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và chương trình quốc gia về phòng chông ma túy. Phối hợp với Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp tổ chức tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự cho hội viên và con, em của hội viên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự; phối hợp xây dựng các “điểm sáng vùng biên”, kết nghĩa với các đồn biên phòng hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất. Kết quả phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Thông qua các hoạt động trên, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tác động đến xây dựng, củng cố tổ chức Hội, xây dựng giai cấp nông dân: Phong trào đã có sức thu hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa tổ chức Hội với hội viên, nông dân, góp phần thúc đẩy xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao. Hiện nay toàn tỉnh có 11 huyện, thị xã, thành phố; 111/111 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội; Có 854 Chi hội, với 3.398 tổ Hội; tổng số hội viên toàn tỉnh hiện nay 91.064 Hội viên. Ket quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao, tăng cường chỉ đạo thể hiện: Hàng năm, tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại giữa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư các huyện, thị, thành ủy với HTX, THT, Chi hội nghề nghiệp, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biêu. Qua Hội nghị, cán bộ, hội viên nông dân được nghe lãnh đạo tỉnh trao đổi nhiều ý kiến về chính sách nông nghiệp, hỗ trợ nông dân, HTX, THT, Chi hội Nông dân nghề nghiệp trong phát triển sản xuất và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp, đời sống, sinh hoạt ở nông thôn; Thuận chủ trương cho Hội Nông dân tỉnh hàng năm chủ trì phối hợp tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản nhằm đê giới thiệu, quảng bá nông sản của tỉnh; Tỉnh ủy thường xuyên có chương trình đi thăm hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, đê xuât của nông dân kịp thời động viên, ban hành, điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của người nông dân, qua đó tạo điêu kiện đê Hội Nông dân phát huy tốt vai trò tập hợp, vận động nguôn nhân lực trong nông dân, đây mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Để khích lệ và biểu dương các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hằng năm Hội nông dân tỉnh xây dựng chương trình phối họp với Ban thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho Hộ nông dân nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi. Kết quả từ năm 2017 đến nay có 02 cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; 42 hộ được Thủ tưởng Chính phủ tặng Bằng khen; 491 Hộ được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, điển hình như: hộ Ông Lê Xuân Huy huyện Bù Đăng; Ồng Nguyễn Văn Thắng huyện Bù Đốp; ông Phương Hữu Nghĩa huỵện Bù Gia Mập; Ông Phạm Ngọc Danh huyện Chơn Thành; Ồng Hà Công Thắng thành phố Đồng Xoài; Ông Trần Văn Bé Sáu huyện Lộc Ninh; Ồng Tống Văn Tình huyện Phú Riềng; Bà Vũ Thị Cúc thị xã Phước Long.

Nguồn tin: Khánh Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây