VAI TRÒ CỦA MTTQVN CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Thứ năm - 24/11/2022 00:403170
Trong năm 2022 Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã chỉ đạo cho Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở phối hợp với các đoàn thể cùng cấp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các nội dung trong Pháp lệnh 34/2007/PL - UBTVQH11 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cụ thể hoá nội dung của Pháp lệnh vào các tiêu chí Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó, đã phát huy vai trò trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát dân, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân.
Tuyên truyền, vận đồng đoàn viên, hội viên thực hiện dân chủ ở cơ sở; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân
Trong năm, MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ cơ sở và các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức, phong phú, thiết thực đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn dân cư. Cụ thể: MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến được 911 cuộc với 49.224 lượt người dự nghe, với 114 văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân; tuyên truyền trên loa truyền thanh 2.126 giờ; cắt dán 2.079 băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu.Tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 95 đợt với 5. 948 lượt người dân tham dự với 139 loại văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của nhân dân như Hiến pháp năm 2013; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật đất đai; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Hòa giải cơ sở; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Việc tuyên truyền Pháp lệnh số 34 cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân được MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh thực hiện đăng tải trên các trang thông tin điện tử, các trang cộng đồng (Website, Zalo và Fanpage) của cơ quan, đơn vị. Trong đó các trang Website, Zalo và Fanpage của MTTQ Việt Nam tỉnh, từ đầu năm đến nay đã đăng tải 492 tin, bài có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân và các hoạt động của MTTQVN các cấp, với 11 ngàn lượt người truy cập (trung bình mỗi tháng có khoảng 1.833 lượt người truy cập). Phối hợp duy trì hoạt động chuyên mục “Đại đoàn kết toàn dân tộc” trên Đài Phát thanh - Truyền hình - Báo Bình Phước thông qua cung cấp thông tin cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát sóng, đưa tin mỗi tháng 01 kỳ nhằm chuyển tải những thông tin các hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức đảng viên và nhân dân ở cơ sở một cách nhanh chóng, kịp thời.
Công tác giám sát và phản biện xã hội Trong năm 2022, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các hoạt động giám sát phản biện xã hội.Với nhiều hình thức góp ý đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và các địa phương, đơn vị. Kết quả, MTTQ Việt Nam các cấp đã tham gia góp ý 128 lần với 216 văn bản dự thảo luật, pháp lệnh và các văn bản Quy phạm pháp luật của địa phương, có liên quan đến quyền và lợi ích của các tầng lớp nhân dân và hoạt động của Mặt trận, các tổ chức thành viên; trong đó, MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp lấy ý kiến đóng góp đối với 14 lượt văn bản văn bản Luật dự thảo, 8 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 2 Quyết định của UBND tỉnh. Nhất là, việc tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật Đất đai sửa đổi được triển khai đồng bộ, thực hiện hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở. Kết quả, đã được 02 đợt góp ý với 112 cuộc với 842 lượt cá nhân tham gia góp ý và có 148 ý kiến tham gia góp ý của các cá nhân, đơn vị, địa phương đối với 59 Điều của dự thảo Luật.
MTTQVN các cấp trong tỉnh đã tổ chức được 136 đợt với 200 cơ quan, tổ chức, đơn vị được giám sát, trong đó: Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì tổ chức được 5 đợt giám sát đối với các Chương trình, Dự án, hoạt động thực thi pháp luật của Chính quyền tỉnh và cấp huyện, tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các vấn đề Nhân dân quan tâm kiến nghị. Việc phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trước và sau các kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp được MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, các ý kiến kiến nghị của cử tri và Nhân dân như phối hợp tổ chức cho các vị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ và sau kỳ họp họp thứ ba và thứ 4, Quốc hội khoá XV, tại 30 điểm trên địa bàn 11/11 huyện, thị, thành phố với sự tham gia của cử tri là cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân của 111 xã, phường, thị trấn với 3.488 lượt cử tri tham dự tại các buổi tiếp xúc, có 267 lượt ý kiến phát biểu; tổ chức 235 cuộc cho đại biểu HĐND các cấp, tiếp xúc với cử tri của 111 xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, khu phố: có 41.882 lượt cử trị dự với 3518 ý kiến phát biểu, trong đó có 2.105 ý kiến được giải quyết tại chỗ, có 1.416 ý kiến được phân loại, tổng hợp và chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, trả lời và thông tin đến cử tri theo quy định. Đồng thời, tổ chức theo dõi, giám sát việc giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri theo đúng quy định, được tổng hợp đầy đủ gửi đến cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp giải quyết theo quy định của pháp luật.Việctriển khai thực hiện Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” đã có những chuyển biến tích cực.
Dân chủ trong quá trình tổ chức bầu trưởng thôn, tổ trưởng khu phố; bình xét gia đình văn hóa Công tác bầu Trưởng thôn được chính quyền các cấp trong tỉnh chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Đến nay toàn tỉnh đã bầu, củng cố kiện toàn Trưởng thôn của 843 thôn, ấp khu phố. Thông qua thực hiện “phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân; việc xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa đã được đi vào nề nếp. Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố đã phối hợp với ngành Tư pháp địa phương đã hướng dẫn 843/843 khu dân cư rà soát Hương ước, Quy ước; nhân kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, trong “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân”, nhân dân ở các khu dân cư đã đưa ra bàn, góp ý sửa đổi Hương ước, Quy ước sàng lọc những “quy định” không phù hợp, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với sinh hoạt thực tiễn của người dân ở địa bàn dân cư. Công tác đảm bảo an sinh, xã hội và chăm lo cho đối tượng chính sách, hỗ trợ người nghèo luôn được quan tâm thực hiện tốt, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo, gia đình chính sách, kết quả MTTQ Việt Nam xã, thị trấn phối hợp với Chính quyền cùng cấp đã đưa ra dân bình xét, hỗ trợ giúp đỡ xây nhà đại đoàn kết cho 826 hộ nghèo khó khăn về nhà ở trị giá trên 46, 5 tỷ đồng; sửa chữa 47 căn trị giá 1,2 tỷ đồng; hỗ trợ, giúp đỡ 2.775 hộ nghèo với tổng số tiền trên 5,3 tỷ đồng; giúp đỡ cho người nghèo 4072 con giống (bò, dê, lợn, gia cầm các loại).
Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư công đồng, tổ hòa giải. MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn cho Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động giám sát các việc thực hiện các chủ trương, chinh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Qua đó Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả. Đặc biệt là việc thực hiện giám sát Chương trình “xây dựng nông thôn mới”, Ban TTND và Ban gám sát đầu tư của cộng đồng tập trung thực hiện giám sát các công trình dự án, như: đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được giám sát chặt chẽ kết quả trong năm Ban Thanh tra nhân dân tổ chức giám sát được tổ chức 410 cuộc, kiến nghị 52 nội dung, vụ việc, kết quả có 47 vụ việc đã được giải quyết; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát được 599 cuộc với 493 công trình, kiến nghị 79 nội dung, vụ việc, các ngành chức năng đã xem xét giải quyết xong 79 nội dung, vụ việc. Nhờ đó các công trình giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng trên địa bàn các thôn, ấp, xã “về đích nông thôn mới” được thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng, không gây thất thoát lãng phí; được cấp uỷ, chính quyền các địa phương đánh giá cao.
Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã phường, thị trấn. Việc thực hiện Pháp lệnh 34 được chính quyền các địa phương trong tỉnh thực hiện đi vào nề nếp. Các nội dung của Pháp lệnh đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong cộng đồng dân cư trên nhiều mặt đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh. Thông qua thực hiện Pháp lệnh 34, các chương tình phát triển kinh tế - xã hội, các phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các chương trình, dự án đầu tư công, Chương trình xây dựng nông thôn mới; các loại phí, lệ phí; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức các cấp trong thực thi nhiệm vụ giải quyết các công việc của nhân dân; các quy định về thủ tục hành chính được nghiêm túc công khai cho dân biết tại trụ sở cơ quan hành chính các cấp và Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn, ấp, khu phố.
Việc huy động sức dân để “xây dựng nông thôn mới” ở cơ sở được chính quyền đưa ra dân bàn và dân quyết định, điển hình như: đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa công đồng, các công trình phúc lợi xã hội, xét hỗ trợ xây nhà, con giống cho hộ nghèo đều được chính quyền các địa phương phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cơ sở đưa ra dân bàn và tự quyết định thông qua các cuộc họp của thôn, ấp, khu dân cư, kết quả: trong năm nhân dân đã đóng góp 18,17 tỷ đồng; hiến 59,58 ngàn m2 đất và 14 ngàn ngày công lao động để xây dựng đường giao thông, hoàn thiện tiêu chí xã về đích nông thôn mới. Các dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, việc quản lý, sử dụng đất triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn các địa phương; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đều được Chính quyền các địa phương nghiêm túc đưa ra dân lấy ý kiến trước khi chính quyền quyết định.