SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ - GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TẠI CHI BỘ BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY

Thứ tư - 01/06/2022 12:41 438 0
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt ”. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đ/c  Ma Ly Phước - Bí thư Chi bộ chủ trì sinh hoạt chuyên đề
Đ/c Ma Ly Phước - Bí thư Chi bộ chủ trì sinh hoạt chuyên đề
Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy trực thuộc Đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, chi bộ hiện có 15 đảng viên, trong đó có 01 đồng chí là UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; 01 đồng chí là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực, Bí thư chi bộ cơ quan; 01 đồng chí là Phó trưởng Ban, Chủ tịch Công đoàn cơ quan. Đây là những điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng Đảng, cho việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong chi bộ cơ quan Ban Dân vận Tỉnh ủy .
Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng trong việc sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề trong các tổ chức cơ sở Đảng. Ngay sau khi nhận được Hướng dẫn số 02 – HD/ĐUK, ngày 15/02/2022 của Đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh “Hướng dẫn nội dung sinh hoạt thường kỳ, định hướng sinh hoạt chuyên đề của từng loại hình chi bộ”.  Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 09 -KH/CB ngày 27/4/2022 về sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, làm cho mọi đảng viên trong chi bộ nâng cao ý thức trách nhiệm, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ do chi bộ phân công; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường đoàn kết thống nhất và tình yêu thương đồng chí trong chi bộ; đồng thời giúp cấp ủy nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; có biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
Nội dung sinh hoạt chuyên đề gồm có 7 nội dung: (1) Các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên. (2) Các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên; công tác bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo nguồn phát triển đảng viên; công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên. (3) Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ. (4) Về biện pháp nâng cao chất lượng tham mưu nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo tiến độ, chất lượng. (5) Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ. (6) Các giải pháp về công tác xây dựng chi bộ, cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu ở cơ quan, đơn vị. (7) Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của ngành, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên.
Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng đến nội dung sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị và đi sâu vào từng mảng công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn được phân công. Chi ủy chủ động phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng cơ quan, công đoàn để triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến nội dung sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề trong chi bộ, góp phần định hướng nội dung sinh hoạt chi bộ định kỳ, sinh hoạt chuyên đề sát với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan. 
Trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy họp, bàn bạc, thống nhất nội dung sinh hoạt, phân công chi ủy viên mà trước hết là Bí thư chi bộ chuẩn bị kỹ những vấn đề sẽ được đưa ra trong sinh hoạt chi bộ; quyết định thời gian họp và lựa chọn hình thức sinh hoạt. Đối với sinh hoạt chuyên đề, việc chuẩn bị công phu hơn: Hàng quý, Chi bộ phân công đảng viên (theo thứ tự A,B,C) biên tập nội dung liên quan đến một trong những nhóm vấn đề  theo 7 nội dung của kế hoạch đề ra để chuẩn bị bằng văn bản. Cấp ủy  chi bộ gợi ý, trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Chuyên đề phải được chi bộ thông qua, thống nhất, sau đó đảng viên được phân công chuẩn bị đề cương xây dựng chuyên đề, dự thảo chuyên đề phải được Chi ủy thông qua để tạo sự thống nhất trong lãnh đạo.

 
Đ/c Nguyễn Thị Anh Đào – Đảng viên được phân công xây dựng và triển khai chuyên đề


Nội dung chuyên đề sau khi xây dựng xong phải gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề đồng chí Bí thư Chi bộ nêu rõ mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt chuyên đề, phân công đảng viên ghi biên bản. Sau khi đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề, các đảng viên phát biểu, nêu chận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề. Sau buổi sinh hoạt, cấp ủy, đảng viên được phân công xây dựng chuyên đề tiếp thu ý kiến kết luận của người chủ trì để hoàn chỉnh nội dung chuyên đề Nội dung chuyên đề sau khi tiếp thu, hoàn chỉnh gửi cho đảng viên trong chi bộ để nghiên cứu thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế việc sinh hoạt chuyên đề còn một số mặt hạn chế như: các đảng viên chưa được phân công xây dựng chuyên đề thì thường không nghiên cứu về nội dung chuyên đề để góp ý nên trong sinh hoạt một số đảng viên thảo luận chuyên đề còn chưa thật sôi nổi, số ý kiến tham gia của đảng viên chưa đồng đều, còn thụ động phải chỉ định mới phát biểu, chủ yếu tập trung ở người được phân công xây dựng chuyên đề và đồng chí Bí thư.
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề. Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thì mọi hoạt động của chi bộ phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị; luôn gắn công tác xây dựng Đảng với mọi hoạt động chuyên môn và ngược lại; thường xuyên coi trọng và nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng, không ngừng giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đảng viên cả về đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, năng lực công tác và trình độ chuyên môn.
Hai là, chất lượng sinh hoạt chi bộ và hiệu quả công tác lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, uy tín của chi ủy mà trước hết là bí thư; người đứng đầu cấp ủy phải duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề và nguyên tắc sinh hoạt đảng; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với thực tế đơn vị, nhất là đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, lãnh đạo xây dựng đoàn thể trong sạch, vững mạnh; chú trọng thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình để phát huy sức mạnh tập thể và khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Ba là, cập nhật tình hình, cung cấp kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy, của Đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, các tài liệu phục vụ cho sinh hoạt chi bộ.
Bốn là, chuẩn bị đề cương chi tiết, phân công cụ thể, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của từng đảng viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chuyên đề; tổ chức rút kinh nghiệm sau sinh hoạt chuyên đề; có thể ra nghị quyết của chi bộ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; nhận xét, đánh giá hạn chế, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục, trên tinh thần xây dựng và ý thức tổ chức kỷ luật Đảng, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong chi bộ.
 Năm là, Chi ủy phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát đảng viên trong thực hiện sinh hoạt chi bộ, sinh chuyên đề kịp thời động viên khen thưởng các đảng viên sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Với phương châm kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát phải mở rộng; có biện pháp quản lý, giám sát đảng viên, giúp đảng viên khắc phục khuyết điểm; kiên quyết xử lý nghiêm đảng viên sai phạm, có tư tưởng xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Như vậy, để việc sinh hoạt chuyên đề mang lại hiệu qủa cao thì cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và thời gian sinh hoạt cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ. Chi ủy, đồng chí Bí thư chi bộ phải định hướng chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt; chọn những việc cụ thể, thiết thực để thảo luận, bàn biện pháp chỉ đạo. Tùy theo kết quả của sinh hoạt chuyên đề, chi bộ có thể ra nghị quyết, kết luận chuyên đề để tổ chức thực hiện; hoặc nếu trong sinh hoạt chuyên đề còn nhiều vấn đề phải cân nhắc, chưa thể kết luận thì người chủ trì sinh hoạt chuyên đề nên gợi mở một số vấn đề đảng viên tiếp tục nghiên cứu.

 
Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy

Nguồn tin: Anh Đào - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay4,131
  • Tháng hiện tại45,843
  • Tổng lượt truy cập1,143,977
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây