Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ các tập tục lạc hậu

Thứ tư - 07/04/2021 09:33 473 0
Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được tạo điều kiện để phát huy nội lực và đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần được nâng lên. Từ năm 2016 đến cuối năm 2020 giảm 3.073 hộ nghèo dân tộc thiểu số, giảm 47% số hộ nghèo (Đầu năm 2016: 6.490 hộ; Cuối năm 2020: 3.417 hộ).
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trao tặng dê giống cho phụ nữ dân tộc thiểu số  trên địa bàn huyện Lộc Ninh và Bù Đốp.Nguồn Báo Bình Phước
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trao tặng dê giống cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lộc Ninh và Bù Đốp.Nguồn Báo Bình Phước
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, chiếm 51,07% trên tổng số hộ nghèo của tỉnh. Địa bàn có số hộ nghèo cao tập trung ở vùng dân tộc thiểu số tại chỗ, miền núi, vùng xa, biên giới. Nguyên nhân nghèo là do một bộ phận hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, năng lực sản xuất hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất manh mún, năng xuất, sản lượng đạt thấp; ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sức cạnh tranh yếu, nhiều sản phẩm, hàng hoá của đồng bào dân tộc sản xuất rất khó tiêu thụ; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, một số hộ vẫn còn tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ý thức tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo chưa cao. Bên cạnh đó phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng là nhóm tụt hậu hơn cả do tính dễ bị tổn thương “kép” với đặc thù vừa là phụ nữ, vừa là người dân tộc thiểu số.

Xuất phát từ thực tiễn đó, trong những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường và đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền vận động giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đạt được một số kết quả, cụ thể: Trong hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, Hội đã vận động nguồn vốn thông qua hình thức tổ xuay vòng vốn, nuôi heo đất, tín dụng tiết kiệm tại chỗ giúp chị em khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất  qua các hình thức giúp nhau như: cho vay không lãi, lãi suất thấp, bán thiếu cám, gạo, cây con giống, giúp công lao động…đã có 3.679 chị phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn được giúp với tổng số tiền trên 13 tỷ đồng; Phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc nghèo đời sống khó khăn vay vốn Ngân hàng Chính sách được 233 hộ với số tiền gần 1,3 tỷ đồng. Cùng với việc hỗ trợ vốn, các cơ sở hội tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm khuyến nông, Trạm thú y tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật hướng dẫn chị em đồng bào chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kết quả: có 2.719 chị hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lớp tập huấn; liên kết đào tạo nghề  cho 1.405 chị; giới thiệu đào tạo nghề cho 1.383 chị; duy trì các câu lạc bộ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế như “Phụ nữ Khmer giúp nhau phát triển kinh tế”, mô hình “10 trong 1”, mô hình kết nghĩa giữa chi hội người Kinh và và chi hội người đồng bào dân tộc”, mô hình “dệt thổ cẩm”, Mô hình “chăn nuôi trâu sinh sản”.

Ngoài ra Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền bằng cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt CLB, tổ nhóm, căn cứ vào tình hình địa phương để linh hoạt và đa dạng hóa trong công tác tuyên truyền. đặc biệt qua các kênh thông tin của Hội đã chú trọng triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quy định của Nhà nước về công tác dân tộc – tôn giáo, quy chế dân chủ ở cơ sở, vận động xây dựng khu dân cư văn hóa, bài trừ mê tín dị đoan, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp lâu đời của đồng bào, định canh định cư, phát triển kinh tế, các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào có đạo, nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, chủ trương xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch cho cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ, vận động chăm lo tốt hơn về đời sống tinh thần cho phụ nữ dân tộc thiểu số, vận động chị em đoàn kết, đề cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, kích động, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không tham gia các điểm nóng, gây rối làm mất trật tự an toàn xã hội. Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trong đó tập trung cung cấp các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và phụ nữ mang thai, củng cố thành lập mới các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ nuôi dạy con tốt, tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện đạt được một số kết quả kết: Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Tiếp tục chủ động triển khai Nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” đạt hiệu quả, các cấp hội tiếp tục đánh giá hộ gia đình đạt và chưa đạt tiêu chí, có kế hoạch, biện pháp phù hợp để hỗ trợ các gia đình chưa đạt, trong đó chú trọng các hộ gia đình hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ tôn giáo. Hàng năm, số hội gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số đạt 08 tiêu chí đều tăng năm 2020, có 15.726 hộ gia đình dân tộc thiểu số và 17.658 hộ gia đình hội viên tôn giáo đạt 08 tiêu chí của cuộc vận động.

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn cho các cấp hội xây dựng và phát triển hội viên cốt cán cũng như cơ cấu đủ số lượng, thành phần các dân tộc vào tổ chức hội, tiếp tục duy trì và phân công cán bộ, hội viên nòng cốt theo dõi các xã, cụm dân cư có đông đồng bào có đạo để nắm bắt kịp thời những khó khăn bức xúc báo về Hội cấp trên để có hướng giải quyết. các cấp hội cũng thường xuyên bám địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của chị em hội viên và quần chúng dân tộc thiểu số, đề xuất đến cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật. Thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để người dân được tiếp cận những nét văn hóa mới, tiến bộ; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tự giác xóa bỏ các hủ tục lạc hậu... Qua đó nhận thức của phần lớn người dân đã được nâng lên, đặc biệt đã ý thức được mặt trái của các hủ tục, dần thay đổi nếp sống, cách nghĩ. Đến nay, cơ bản đồng bào các dân tộc thiểu số đã biết chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, sản lượng và giá trị cao vào sản xuất; thực hiện nếp sống văn hoá, ăn, ở hợp vệ sinh, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhận cận huyết, một số hủ tục từng bước được loại bỏ.

Nguồn tin: Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây