NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ NGƯỜI PHÁT HIỆN, TỐ GIÁC, NGƯỜI ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC

Chủ nhật - 02/06/2024 23:34 191 0
Trong thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (UBMTTQVN) phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (viết tắt là Chỉ thị số 27-CT/TW); và các văn bản có liên quan, nhất là một số nội dung về tham gia xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công tác phối hợp kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội…góp phần tham gia hiệu quả việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền; công tác tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp cho việc thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện, đồng bộ, hiệu quả hơn.
Lãnh đạo tỉnh, tặng quà hộ nghèo ở thôn 1, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng nhân buổi gặp mặt, đối thoại với nhân dân(Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Lãnh đạo tỉnh, tặng quà hộ nghèo ở thôn 1, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng nhân buổi gặp mặt, đối thoại với nhân dân(Nguồn ảnh: Báo Bình Phước)
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và căn chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định, UBMTTQVN tỉnh đã chỉ đạo Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh triển khai thực hiện và hướng dẫn Ban Thường trực UBMTTQVN các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW và các văn bản liên quan trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với tình hình, đặc thù của địa phương, cơ sở để triển khai tổ chức thực hiện. Từ năm 2019 đến nay, MTTQVN các cấp đã linh hoạt gắn việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW và các văn bản có liên quan với thực hiện công tác Mặt trận với một số kết quả tiêu biểu sau:

Kết quả công tác tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật: MTTQVN các cấp đã tích cực tham gia góp ý xây dựng các văn bản của Đảng, các văn bản QPPL có liên quan công tác bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các nội dung có liên quan với hơn 50 văn bản (trong đó, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tham gia góp ý được 18 văn bản Tham gia sơ kết, tổng kết việc triển khai thi hành các văn bản QPPL đối với 32 văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh; qua đó, đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước để khi ban hành, triển khai thực hiện được đồng bộ, khả thi, hiệu quả và sự đồng thuận của Nhân dân.

Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Được triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong hội viên, đoàn viên, cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú, thiết thực với 842  cuộc với 53.247 lượt người tham dự; tuyên truyền trên loa truyền thanh được 32.190 giờ; cắt dán hàng ngàn băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu liên quan đến các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác giám sát, phản biện xã hội; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử, các “Trang cộng đồng” của MTTQVN các cấp; trên chuyên mục “Đại đoàn kết toàn dân tộc” trên Đài Phát thanh - Truyền hình - Báo Bình Phước định kỳ. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các mô hình "Điểm sáng chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" và 128 khu dân cư điểm “Tự quản về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới” ở 15 xã biên giới; hoạt động sinh hoạt “Ngày pháp luật” định kỳ tại cơ quan MTTQVN các cấp...

Kết quả công tác kiểm tra, giám sát: Trên cơ sở Chương trình giám sát và phản biện xã hội hàng năm (được Cấp ủy phê duyệt) từ năm 2019 đến nay, MTTQVN các cấp trong tỉnh đã tổ chức giám sát được tổng số 294 cuộc giám sát (cấp tỉnh đã chủ trì tổ chức 46 cuộc giám sát; cấp huyện tổ chức 234 cuộc giám sát; cấp xã: tổ chức giám sát: 714 cuộc. Bên cạnh đó, UBMTTQVN tỉnh phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát 221 cuộc giám sát; cấp huyện tham gia với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát 469 cuộc; cấp xã tham gia với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát 1.716 cuộc. Trong các cuộc giám sát, nhất là các nội dung liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; giám sát, cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp, Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp đều nắm tình hình đầy đủ; phân tích, đánh giá và đề xuất các kiến nghị liên quan việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW và các nội dung có liên quan, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ở các địa phương.

Thông qua việc phối hợp thực hiện, giám sát thực hiện dân chủ ở cơ sở; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động cho Nhân dân các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; và các quy định của việc thực hiện bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân và mỗi người dân, cơ quan, tổ chức tham gia phát hiện, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.    
 

Từ năm 2019 đến nay, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh luôn duy trì kiểm tra định kỳ 6 tháng, 01 năm về công tác Mặt trận trong đó lồng ghép việc kiểm tra việc  triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ở các địa phương; kịp thời nắm tình hình triển khai thực hiện, tập hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị các ngành chức năng xem xét, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện các chủ trương, chính sách theo quy định.

Để tiếp tục tham gia thực hiện có hiệu quả công tác công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp các tổ chức thành viên của Mặt trận đẩy mạnh thực hiện một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh  công tác tuyên truyền, tiếp tục tham gia thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nhất là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc xây dựng chính quyền; liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân; công tác tiếp công dân xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các quy định về bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết việc thi hành các văn bản luật, pháp lệnh và các văn bản QPPL có liên quan, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp, sát thực tiễn và thực thi được đồng bộ, hiệu quả hơn.

Hai là, triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật tố cáo năm 2018; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Chỉ thị 27-CT/TW và các văn bản  có liên quan. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên mạng internet các phương tiện thông tin đại chúng, duy trì hoạt động các mô hình điểm sáng chấp hành pháp luật ở khu dân cư. Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo; về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ba là, tham gia triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hàng năm, trong đó chú trọng các nội dung liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân; công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phát hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ người tố cáo, phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức, đảng viên và các đối tượng khác có liên quan.

Bốn là, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh. Phối hợp thực hiện hiệu quả Đề án 04-ĐA/TU, ngày 25/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực; Công văn số 01-CV/BCĐ, ngày 19/8/2022 của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.  Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 534/MTTQ-BTT ngày 11/6/2019 về việc ban hành “Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước”; Chỉ thị số 35-CT/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật có liên quan.

Năm là, Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan Mặt trận theo Thông tri số 36/TT-MTTW-BTT, quy định và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân; phối hợp thực hiện tốt việc hoạt động tiếp công dân ở Trụ sở tiếp công dân cùng cấp, tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt Chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Lựa chọn một số vụ việc phức tạp, bức xúc để nghiên cứu và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; giám sát việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đối với các vụ việc đã kiến nghị; Chủ động nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân ở những nơi có khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, phức tạp; đề xuất các biện pháp ổn định, đoàn kết nhân dân; đồng thời, kiến nghị Chính quyền, các ngành chức năng công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa bàn dân cư, nơi cư trú của người khiếu nại, tố cáo, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Sáu là, tập trung phổ biến, quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ cơ sở Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Thường xuyên kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân cơ quan, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Phối hợp lồng ghép các nội dung thực hiện dân chủ với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào do MTTQVN phát động; đồng thời phối hợp với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội để từng bước xây dựng quy chế về mối quan hệ trong việc thực hiện dân chủ của từng cấp; góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tổ chức củng cố, kiện toàn về tổ chức Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, lực lượng cộng tác viên UBMTTQVN cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, đảm bảo hoạt động thường xuyên, hiệu quả và có đóng góp tích cực cho hoạt động của MTTQVN các cấp theo quy định. 

Nguồn tin: Phan Thảo - BDVTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây