Đồng Xoài: Hiệu quả của công tác dân vận chính quyền gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn thành phố.

Thứ bảy - 04/06/2022 04:29 345 0
Hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đang là xu thế trong thời đại Công nghiệp 4.0. Tại thành phố Đồng Xoài, phát triển chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới Chính quyền số được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa nền hành chính, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính, đầu tư kinh doanh; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân ở TP Đồng Xoài
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân ở TP Đồng Xoài
Xây dựng chính quyền điện tử tại thành phố Đồng Xoài được triển khai từ nhiều năm nay, tuy nhiên tổ chức thành hệ thống đồng bộ, thống nhất và liên thông được đẩy mạnh thực hiện từ năm 2018. Trên cơ sở mô hình khung chính quyền điện tử của tỉnh, sự hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, thành phố đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với VNPT Bình Phước về chuyển đổi số toàn diện đến năm 2025. Cùng với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của cán bộ, công chức trong tìm kiếm các giải pháp, xây dựng mô hình ứng dụng Công nghệ thông tin để phù hợp với tình hình thực tế; kết quả thành phố Đồng Xoài đã có những bứt phá trong việc hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, tạo đà cho phát triển Chính quyền số.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Để người dân từng bước đồng hành cùng chính quyền, bước đầu thành phố đã tập huấn đào tạo công dân điện tử cho người dân tại các điểm nhà văn hóa khu phố-ấp, nhằm giúp người dân có kiến thức, biết sử dụng các phần mềm để tương tác với chính quyền các cấp và từng bước thực hiện giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, 4 trên môi trường điện tử. Tiếp đến, thành phố đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng số để giúp người dân tham gia phản hồi, tương tác với Chính quyền các cấp; Thành phố đã triển khai lắp đặt hệ thống wifi miễn phí để phục vụ người dân tại 3 điểm cố định: Quảng trường tỉnh, Khu vực Chợ Đồng Xoài, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các điểm thời vụ khác phục vụ các ngày Lễ, Tết Nguyên đán. Kết quả truy cập từ ngày 01/01/2022 đến 20/5/2022 là 32.985 lượt người. Triển khai thí điểm hệ thống phản ánh hiện trường trong năm 2020 với tên gọi “Đồng Xoài trực tuyến”. Hiện nay, hệ thống đã được nâng cấp và đồng bộ vào Hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh 1022, năm 2022 thành phố đã tiếp nhận và xử lý được 73 tin phản ánh. Thông qua hệ thống đã giúp người dân tương tác, đóng góp ý kiến đến với Chính quyền thành phố một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.  Ngoài ra, thành phố đã cho thành lập nhiều nhóm zalo khu dân cư khu phốấp, fanpafe Đồng Xoài thành phố Tôi yêu, lấy ý kiến bằng phiếu khảo sát tại Bộ phận một cửa các cấp để lắng nghe người dân phản ánh, đóng góp các ý kiến nhằm xây dựng đô thị Đồng Xoài ngày một hiện đại và thân thiện hơn.
Thành phố đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh thành phố (IOC) từ tháng 4/2020. Hiện nay, Trung tâm đã được tích hợp các lĩnh vực: Hệ thống camera an ninh giao thông, Hệ thống dịch vụ công, Hệ thống phản ánh hiện trường, Hệ thống điều hành chỉ tiêu KT-XH, Hệ thống thông tin địa lý GIS, Hệ thống lắng nghe mạng xã hội, Hệ thống đèn đô thị thông minh, Quan trắc môi trường, Hệ thống Giáo dục, Hệ thống Y tế. Trong giai đoạn 2021-2025 thành phố sẽ từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng các Hệ thống ứng dụng phần mềm, dữ liệu dùng chung phục vụ nhu cầu xử lý công việc của thành phố.
Hiện tại, thành phố có 205 mắt camera thông minh, 01 camera quay quét tầm cao được đầu tư từ nguồn ngân sách  và hơn 853 camera sử dụng đường truyền internet (Gồm 526 camera xã hội hóa và 327 camera người dân chia sẻ đường truyền) được lắp đặt tại các nút giao thông trọng điểm, khu vực chợ, khu vực ngã ba, ngã tư, khu vực thường xuyên xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, mất an ninh trật tự… Thông qua hệ thống, từ năm 2020 đến nay đã trích xuất là 658 hình ảnh; sử dụng vào mục đích đảm bảo ANTT 274 hình ảnh; sử dụng vào mục đích đảm bảo TTATGT 181 hình ảnh và 203 hình ảnh sử dụng vào mục đích khác như truy vết trong công tác phòng chống dịch Covid-19, tìm người đi lạc...xác minh, làm rõ 26 vụ TNGT, 28 vụ án hình sự và 89 vụ việc vi phạm hành chính về lĩnh vực ANTT. Việc nhắc nhở, xử lý vi phạm qua hệ thống Camera giám sát an ninh đã dần thay đổi
Ứng dụng Quản lý văn bản i-Office, chữ ký số: Đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và chứng thư số cho 100% các đơn vị và các phường-xã. Hiện, ứng dụng quản lý văn bản được các đơn vị duy trì thường xuyên trong việc chuyển và nhận các văn bản trên môi trường mạng, đã tiết kiệm tối đa chi phí văn phòng phẩm và thời gian thực hiện. Song song với đó, thành phố đã cấp mới, triển khai sử dụng chứng thư số cho 100% cán bộ lãnh đạo và các đơn vị. Hiện, tỷ lệ gửi-nhận văn bản trên môi trường điện tử của thành phố đạt khoảng 90%.
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến và phòng họp không giấy: Hiện tại, thành phố có 11 điểm cầu (03 điểm tại thành phố và 8 điểm tại các phường-xã). Qua đó, giúp các đơn vị giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đi lại; phòng họp không giấy triển khai trong năm 2020, các cuộc họp trên địa bàn thành phố đều được cập nhật trên Hệ thống.
Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc với người dân (Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến): Hiện nay, tất cả các thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố đều được cập nhật trên Hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến với 355 thủ tục, gồm 67 thủ tục ở mức độ mức 2, 148 thủ tục ở mức độ 3 và 140 thủ tục ở mức độ 4. Việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử đã cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp khi giải quyết TTHC.
Thành phố đã tổ chức tuyên truyền các chủ trương về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hướng thanh toán trực tuyến đến người dân, doanh nghiệp; triển khai hướng dẫn đến người dân, doanh nghiệp thực hiện trả tiền các dịch vụ: Điện, nước, viễn thông, truyền hình….bằng hình thức trực tuyến (Ebaking). Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia vào quá trình chuyển đổi số trên địa bàn như nộp hồ sơ trực tuyến lĩnh vực cấp phép xây dựng, cấp giấy phép kinh doanh, thanh toán tại kho bạc…
Ngoài ra, thành phố đã ban hành kế hoạch và thành lập tổ công tác triển khai, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; khảo sát đánh giá và lập danh mục trang thiết bị đầu tư chuyển đổi Nhà Văn hóa khu phố-ấp thành Trung tâm Truyền thông cộng đồng và đào tạo công dân điện tử; duy trì tập huấn, đào tạo Công dân điện tử tại các nhà văn hóa khu phố-ấp trên địa bàn. Về Giáo dục đã ban hành Đề án “Xây dựng trường học thông minh gắng với dạy học song ngữ trên địa bàn thành phố Đồng Xoài”; thành phố đã ký kết với VNPT Bình Phước về thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số, khai trương nền tảng hồ sơ điện tử và ký số SmartCA ngành giáo dục Đồng Xoài; triển khai phần mềm tuyển sinh đầu cấp và không dùng tiền mặt cho các trường học trên địa bàn thành phố.
VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới, thành phố Đồng Xoài tiếp tục chú trọng phát triển các tiêu chí, nội dung về chuyển đổi số, như: Về phát triển Chính quyền số: Đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống đường truyền, nâng cấp hệ thống wifi tại các cơ quan, đơn vị. Mua sắm các trang thiết bị căn bản phục vụ chuyển đổi số. Kiến nghị Sở Thông tin -Truyền thống và các sở ngành chia sẻ, phân quyền cho khai thác, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu ngành trong quản lý, điều hành, nhất là cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai, quy hoạch. Nâng cao tỷ lệ chứng thực điện tử, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4, thanh toán trực tuyến. Triển khai tập huấn, hướng dẫn và cấp tài khoản cho các đơn vị phòng ban nhập dữ liệu báo cáo vào Hệ thống thông tin báo cáo KT-XH phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của thành phố.
Về phát triển kinh tế số: Xây dựng trang thương mại điện tử để hỗ trợ người dân bán hàng. Thúc đẩy các kênh thanh toán điện tử, hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, người dân tiếp cận các phần mềm tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt. Vận động 50 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; 50 hộ kinh doanh triển khai thanh toán trực tuyến; mở 01 lớp kỹ năng quản trị, kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và 01 lớp tập huấn chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế số cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.  
Về phát triển xã hội số: Triển khai ứng dụng các phần mềm: hệ thống khám chữa bệnh từ xa, phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử; duy trì nâng cao chất lượng, hiệu quả các nền tảng dạy và học trực tuyến; số hóa các giáo trình điện tử. Triển khai chương trình mỗi hộ gia đình có một điện thoại thông minh, một tài khoản dịch vụ công, một tài khoản thanh toán trực tuyến.
Với mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số lấy người dân làm trung tâm, thành phố tiếp tục phấn đấu để cung cấp tốt hơn các dịch vụ số; đánh giá hiệu năng, chất lượng của dịch vụ và sự hài lòng của người dân để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất; đẩy mạnh xây dựng các hệ thống thông tin, dịch vụ chính quyền số và cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành đảm bảo đồng bộ; tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin dùng chung; nâng cao chất lượng hạ tầng mạng, đường truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ phát triển chính quyền số, chia sẻ, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Nguồn tin: Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,228
  • Tháng hiện tại61,246
  • Tổng lượt truy cập1,363,309
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây