SỞ TƯ PHÁP: làm tốt công tác Dân vận chính quyền trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 02/08/2022 12:53 355 0
Trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được tỉnh quan tâm. Hàng năm Sở Tư pháp đều tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định về thành lập, kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (HĐPHPBGDPL), ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án làm cơ sở, căn cứ để các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động PBGDPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Quang cảnh Hội nghị sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 tại điểm cầu Bình Phước (Ảnh: binhphuoc.gov.vn/vi/stp )
Quang cảnh Hội nghị sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 tại điểm cầu Bình Phước (Ảnh: binhphuoc.gov.vn/vi/stp )
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 259/KH-UBND về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước; tham mưu UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch thực hiện Chương trình, Đề án, văn bản của Trung ương để triển khai thực hiện công tác PBGDPL và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị địa phương trong quá trình tổ chức các hoạt động PBGDPL. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện và HĐPHPBGDPL cấp huyện tăng cường công tác PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, phát động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; đồng thời tổ chức lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt hàng tháng, tọa đàm, “Ngày Pháp luật” nói chuyện chuyên đề tại các cơ quan, đơn vị, đoàn thể... Trong đó, tập trung phổ biến: Luật Hộ tịch, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hòa giải cơ sở, Luật Tiếp công dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Phòng chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng chống tham nhũng,...; tổ chức chiếu phim, phóng sự; Họp dân, sinh hoạt câu lạc bộ; hòa giải, tổ chức đối thoại; PBGDPL thông qua các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, xe phát thanh di động; Ký cam kết không vi phạm pháp luật... Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh Bình Phước tập trung đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch COVID-19, giúp người dân nâng cao hiểu biết về nguy cơ, tác hại cũng như cách phòng tránh dịch bệnh; vận động nhân dân thường xuyên vệ sinh môi trường ở các khu dân cư; thực hiện ăn chín, uống sôi; vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người…do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương ưu tiên tổ chức phổ biến các văn bản theo hình thức trực tuyến. Kết quả cụ thể như sau:

Thông qua công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Trong năm 2021, TAND hai cấp đã giải quyết 5.878 vụ, việc các loại. Thông qua hoạt động xét xử đã tuyên truyền các quy định của pháp luật đến bị can, bị cáo và các bên đương sự. Trong năm 2021, tỉnh Bình Phước đã tổ chức tổng số 6.959 cuộc PBGDPL trực tiếp với hơn 330.447 lượt người tham dự; tổ chức 32 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với hơn 10.944 lượt người tham gia dự thi; Phát hành 221.484 bộ tài liệu PBGDPL, trong đó tài liệu đăng tải trên mạng Internet là 4.740. Năm 2021, trên địa bàn tỉnh tiếp nhận hòa giải 1.056 vụ, trong đó số vụ hòa giải thành: 661

Việc tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật được tổ chức định kỳ thường xuyên, liên tục tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh, đây là một mô hình PBGDPL mang lại hiệu quả thiết thực trong thời gian qua. Về chuẩn tiếp cận pháp luật: Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện.Trong năm 2021, toàn tỉnh có 80 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó gồm 66 xã và 14 phường, thị trấn đạt Chuẩn TCPL.

Để thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Tư pháp đã đề ra một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, thực hiện đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định tại Điều 11, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trong đó chú trọng các hình thức sau: Biên soạn và in ấn các ấn phẩm như: sổ tay pháp luật, tờ rơi, tờ gấp dạng hỏi đáp pháp luật, nhỏ gọn, dể hiểu để cung cấp cho các tủ sách pháp luật cấp xã và các đối tượng cần phổ biến, qua đó giúp người dân dễ tiếp cận, tìm hiểu, tham khảo. Phổ biến thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân… Phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn, trang thông tin, facebook, nhóm zalo của cơ quan, đơn vị; qua các cuộc thi, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ quần chúng; kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng…để thích ứng với tình hình mới.

Hai là, Tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐPHPBDGPL, chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện công tác PBGDPL; Hàng năm, Sở Tư pháp sẽ tham mưu Chủ tịch UBND itnhr ban hành Kế hoạch hoạt động của HĐPHPBGDPL, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐPHPBGDPL tỉnh phân công trách nhiệm phụ trách địa bàn quản lý của các thành viên HĐPHPBGDPL. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần quan tâm và coi trọng hơn nữa trong công tác PBGDPL vì PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị để từ đó chủ động hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đối với công tác này ở địa phương thuộc thẩm quyền quản lý, từ đó kịp thời phản ánh những khó khăn, tồn tại để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có vướng mắc, bất cập không phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện; đề xuất những chủ trương, chính sách, pháp luật mới có khả năng tạo đột phá, giải quyết triệt để những hạn chế, bất cập trong công tác PBGDPL.

Ba là, UBND các cấp cần thường xuyên rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật và Hòa giải viên ở cơ sở. Đồng thời, tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong phổ biến, giáo dục pháp luật. 

Bốn là, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, đổi mới, đa dạng hóa nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp hài hòa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống với những hình thức mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

Năm là, Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế về công tác PBGDPL; rà soát, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí PBGDPL; đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bỏ bớt chỉ tiêu trong Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL để địa phương dễ thực hiện. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có thể tham gia; Tiếp tục biên soạn các loại tài liệu về PBGDPL. Tăng cường hướng dẫn việc triển khai thực hiện công tác PBGDPL; phổ biến những mô hình hay, cách làm hiệu quả để địa phương tham khảo, áp dụng. Xem xét chỉ ban hành những Chương trình, Đề án PBGDPL thật sự cần thiết và liên quan trực tiếp đến đối tượng quản lý của ngành để tránh gây áp lực cho Tư pháp địa phương.

Nguồn tin: Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây