Bình Phước: Công tác giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thứ hai - 30/01/2023 22:28 552 0
Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2, dân số là 997.766 người. Trong đó, có 40 dân tộc thiểu số, với 193.860 nhân khẩu, chiếm 20,14% dân số toàn tỉnh. Bà con đồng bào DTTS làm nghề nông nghiệp, sinh sống phân tán, đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, tập trung ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới (15 xã biên giới, thuộc 03 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập). Những năm qua, Bình Phước đã chủ động triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo DTTS và làm 1.000km đường giao thông nông thôn mỗi năm. Đồng thời chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo nhanh, bền vững.
Đ/c Lê Thị Xuân Trang, UVBTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh  thăm, tặng quà cho người nghèo, bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước
Đ/c Lê Thị Xuân Trang, UVBTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh thăm, tặng quà cho người nghèo, bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là sức mạnh, cũng chính là nhân tố đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả khá tốt trong thời gian qua. Những ngày đầu tái lập tỉnh với xuất phát điểm về kinh tế – xã hội còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao (sau tái lập tỉnh, qua số liệu điều tra bước đầu có 22.991 hộ đói nghèo chiếm gần 18% số hộ trong toàn tỉnh). Với xuất phát điểm thấp, không có nhiều lợi thế nhưng công tác giảm nghèo của Bình Phước vẫn đạt được những kết quả rất ấn tượng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã rất quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn và chăm lo cho giáo dục và đào tạo và xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của tỉnh. Lấy việc huy động, phát huy một cách tổng hợp các nguồn lực tham gia, động viên sự giúp đỡ lẫn nhau trong các dòng họ, xóm thôn, kêu gọi sự ủng hộ của các nhà từ thiện và xem đây là phương châm có tính quyết định. Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo tại các huyện, thị; các đồng chí Tỉnh ủy viên- Thành viên Ban chỉ đạo theo dõi tại các xã nghèo.

Trước sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách rất quan trọng trong thực hiện xóa đói giảm nghèo, có thể kể đến như việc giải quyết cho mỗi xã một định suất cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo với mức phụ cấp 150.000 đồng/người/tháng; Tăng cường cán bộ chuyên môn của Sở Lao động-TB&XH, Phòng Lao động-TB&XH huyện cho các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo với thời hạn tăng cường từ 1 đến 2 năm; Phân công mỗi doanh nghiệp hỗ trợ giúp đỡ cho một xã nghèo; Thực hiện chương trình đưa bác sỹ quân y của Tỉnh đội hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn và kết hợp dự án trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi; Các chính sách về tín dụng ưu đãi xóa đói giảm nghèo, chính sách về đất đai, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ nhà ở, định canh định cư; chính sách hỗ trợ cây, con giống phục vụ sản xuất nông nghiệp; các chính sách về giáo dục, y tế.
 
Ông Lý Trọng Nhân- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng quà cho người nghèo xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập
(Ảnh: TTXVN)
          Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh cùng với sự hỗ trợ, cộng đồng trách nhiệm cao của MTTQ và các đoàn thể, các doanh nghiệp, sự vào cuộc của các tầng lớp nhân, tinh thần vươn lên vượt khó để xóa đói giảm nghèo của người dân, kết quả giảm nghèo tại Bình Phước đạt được những kết quả rất quan trọng: Chỉ tính từ năm 2003, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 13.933 hộ, chiếm tỷ lệ 9,23% trên tổng số hộ dân toàn tỉnh; đến năm 2005, số hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm còn 6.040 hộ, chiếm 4% trên tổng số hộ dân. Tuy nhiên công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn những tồn tại khó khăn như tổng số hộ nghèo có giảm nhưng tính bền vững chưa cao: Số hộ thoát nghèo có mức thu nhập còn thấp, chưa có tích lũy; thiếu điều kiện đảm bảo tính bền vững; mặt khác ở các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo hàng năm đều phụ thuộc vào khí hậu thời tiết, giá cả hàng hoá nông sản. Bên cạnh đó tình trạng di dân tự do ở các nơi khác đến, mà phần lớn là hộ nghèo, hộ khó khăn tìm kiếm đất lập nghiệp. Đến đầu năm 2010, qua rà soát hộ nghèo theo chuẩn mới toàn tỉnh có 17.225 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,81% trên tổng số hộ dân (220.540 hộ dân). Cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm được 2.867 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,51% (14.358 hộ). Năm 2011, theo chuẩn quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg toàn tỉnh có 20.498 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,29% trên tổng số hộ dân, trong đó có 8.519 hộ nghèo DTTS chiếm 41,56% trên tổng số hộ nghèo.  Đồng thời, toàn tỉnh có 12.417 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,63% trên tổng số hộ dân, trong đó có 3.979 hộ cận nghèo DTTS chiếm 32,04% trên tổng số hộ cận nghèo. Toàn tỉnh có 08 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 20%. Giai đoạn 2011-2015: tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm được 5,76% (12.014 hộ), đạt 88,62% kế hoạch đề ra (Theo Kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm được 6.5%, tương đương 13.694 hộ). Năm 2016: Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 14.627 hộ nghèo, tỷ lệ 6,15% trên tổng số hộ dân. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 3.568 hộ nghèo chiếm 1,34% trên tổng số hộ dân. Bình quân mỗi năm giảm được 2.211 hộ tương ứng giảm 0,96% đạt 168% bình quân kế hoạch giao hàng năm. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) giảm từ 6.490 hộ xuống còn 1.297 hộ, bình quân mỗi năm giảm 1.038 hộ.

Trước thực trạng tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS khó giảm khi không được hỗ trợ các chiều thiếu hụt, năm 2019 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước đề ra Chương trình mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo là đồng bào DTTS, đây là Chương trình đặc thù của tỉnh, tổng nguồn lực 4 năm (2019-2022) đã hỗ trợ giảm hộ nghèo DTTS là trên 386 tỷ đồng để hỗ trợ cho người nghèo DTTS được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các chính sách, hỗ trợ các chiều thiếu hụt của gia đình người nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Kết quả trong 4 năm (2019-2022) toàn tỉnh giảm 5.198 hộ nghèo DTTS, đạt 129,8% chỉ tiêu Tỉnh ủy đề ra mỗi năm giảm 1000 hộ nghèo DTTS. Năm 2021, tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh còn 1.190 hộ nghèo chiếm 0,91% trên tổng số hộ dân, đạt 125% so với chỉ tiêu được giao, trong đó có 516 hộ nghèo DTTS tỷ lệ 1,13% trên tổng số hộ DTTS. Đầu năm 2022, do việc thay đổi chuẩn nghèo tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, kết quả hộ nghèo sau rà soát tăng: toàn tỉnh có 4.870 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,76 %, trong đó hộ nghèo DTTS là 2.820 hộ, tỷ lệ hộ nghèo DTTS/tổng số hộ DTTS là 6,14%. Cuối năm 2022, toàn tỉnh đã thoát được 2.481 hộ nghèo, đạt 115% so với kế hoạch. Trong đó, đã giảm được 1.166 hộ nghèo là đồng bào DTTS (đạt 115%). Hiện nay tỉnh Bình Phước chỉ còn 2.879 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,03% trên tổng số hộ dân (trong đó có 1.696 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 58,7% tổng số hộ nghèo).

Để đạt được những thành tựu ấn tượng như trên, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, đầu tư nguồn lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có có vai trò rất to lớn của MTTQ và các đoàn thể các cấp của tỉnh thông qua các hoạt động thiết thực và hiệu quả như Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo góp phần ổn định tình hình cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện tiêu cực, tham những, gây phiền hà cho dân, duy trì, phát huy hiệu quả các mô hình “dân vận khéo”... Qua đó, đã khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với sự nghiệp phát triển quê hương, khơi dậy tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo của các tầng lớp nhân dân.

Nguồn tin: Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay4,912
  • Tháng hiện tại78,411
  • Tổng lượt truy cập1,256,400
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây