Từ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975); trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến nay) đều có sự đóng góp lớn lao và những dấu ấn trong công tác dân vận của Đảng.
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ngay sau Hội nghị thành lập Đảng, Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính đúng đắn Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời, là thắng lợi công tác dân vận của Đảng, chỉ với 5.000 đảng viên, nhưng Đảng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ cho nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính chất nhân dân sâu sắc, làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), dưới sự chỉ đạo của Trung ương, đảng bộ và các cấp chính quyền, đoàn thể bằng nhiều cách thức, phương pháp vận động khác nhau đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, cổ vũ nhân dân thi đua sản xuất, nỗ lực chiến đấu, ngày đêm đem sức người, sức của ủng hộ chiến sĩ nơi tiền tuyến; khơi dậy trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tinh thần dũng cảm, ý chí cách mạng, nhiệt huyết phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc. Sức mạnh của công tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận, làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi tiền tuyến vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc để kế thừa, phát huy trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức, công tác dân vận được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; góp phần động viên đến mức cao nhất sức người, sức của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm hậu thuẫn vững chắc cho quân và dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự tin dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân; giải quyết bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân; kịp thời thể chế đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhất là cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, công tác dân vận của hệ thống chính trị " Công tác dân vận của Đảng đã góp phần quan trọng đưa đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín Quốc tế như ngày hôm nay " như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phát huy truyền thống 93 năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Phước không ngừng phát triển và trưởng thành đáp ứng ngày càng cao yêu cầu và nhiệm vụ mới trong công tác tham mưu cho cấp ủy làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân, nắm chắc tình hình đời sống Nhân dân, công nhân lao động, tôn giáo; phát hiện sớm tình huống, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở. Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần “Tương thân, tương ái”, phối hợp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; tập trung chăm lo cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người già neo đơn, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong năm 2023, phát huy những kết quả đạt được, Ban Dân vận Tỉnh ủy tập trung tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 247-KH/TU ngày 24/9/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số theo tinh thần Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 18/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; tiếp tục thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; theo dõi nắm việc chỉ đạo đại hội Đại hội Hội Nông Dân các cấp. Đại hội Công Đoàn các cấp; Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 11 –NQ/TW, ngày 27/04/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 218 –QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về ban hành quy định về việc MTTQ,VN các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng xây dựng chính quyền…