Kết quả đạt được qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”

Thứ năm - 15/12/2022 20:58 376 0
Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư gắn với việc thực hiện Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 39-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; từng bước phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế thông tin cơ sở hiện có; tập trung đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa - thông tin; đa dạng hóa việc tiếp cận thông tin của người dân; đội ngũ cán bộ, công chức làm thông tin cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn để đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Chơn Thành cùng đội hình tuyên truyền lưu động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Nguồn Báo Bình Phước
Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Chơn Thành cùng đội hình tuyên truyền lưu động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Nguồn Báo Bình Phước
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tổ chức công tác thông tin cơ sở
Hiện trên địa bàn tỉnh, số lượng báo cáo viên từ cấp Trung ương đến cấp huyện là 260 đồng chí (04 báo cáo viên Trung ương, 36 báo cáo viên cấp tỉnh, 220 báo cáo viên cấp huyện); đội ngũ tuyên truyền viên toàn tỉnh là 1.433 đồng chí. Từ năm 2016 đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã duy trì tổ chức được khoảng 50 hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh cho trên 35.000 lượt báo cáo viên cấp tỉnh, huyện tham gia; các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức hơn 500 hội nghị với trên 75.000 lượt cán bộ, đảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên tham dự. Ngoài ra, các cấp ủy còn duy trì hoạt động thông tin thời sự, thông tin chuyên đề định kỳ hàng quý cho cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động; các xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt đoàn thể, dân cư nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, kiến thức pháp luật, thông tin chuyên ngành trên các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giới thiệu việc làm.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Thông tin cơ sở (Bộ Ngành Văn hóa tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh các động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền lưu động, thư viện di động, trưng bày lưu động, thể dục thể thao… đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm truyền tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân. Hàng năm, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức được khoảng 500 buổi chiếu bóng lưu động, hơn 200 buổi tuyên truyền lưu động; Đoàn ca múa nhạc tổng hợp dân tộc tỉnh tổ chức biểu diễn 90 buổi; Thư viện tỉnh phục vụ bạn đọc bằng xe thư viện lưu động đa phương tiện. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên 04 loại hình báo chí với nội dung đa dạng, phản ánh đầy đủ hoạt động trên các lĩnh vực đời sống, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh và cả nước. Mỗi năm, có khoảng 30.000 tin, bài, phóng sự được đăng, phát trên các hạ tầng số. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố với cấp ủy, chính quyền địa phương trong cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin và tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền ở cơ sở được thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch, theo chuyên đề và theo chỉ đạo của các ngành chuyên môn liên quan. Các cơ quan, đơn vị đã xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục trên các loại hình đa phương tiện, tiếp âm, tiếp sóng các cơ quan báo chí Trung ương, của tỉnh, tuyên truyền trên hệ thống loa của Đài truyền thanh cơ sở, tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị, các đợt tiếp xúc cử tri, chuyên đề, thời sự, tuyên truyền cổ động trực quan, xe loa, tờ rơi, tờ gấp và tài liệu do các cơ quan cung cấp, tủ sách pháp luật, tuyên truyền lưu động thông qua các đội tuyên truyền lưu động, xe thư viện lưu động, đội chiếu phim lưu động, Facebook, Zalo, trang thông tin điện tử... nhằm phổ biến đến người dân đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; quảng bá hình ảnh địa phương, cung cấp thông tin thiết yếu, khẩn cấp, phản bác thông tin xấu độc. Trong 5 năm qua, 11 Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện phát trên truyền hình địa phương được 14.419 chương trình thời sự tổng hợp, 35.981 tin bài viết trên các chuyên mục, cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước 4.603 tin bài. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các Đài truyền thanh cơ sở tăng cường lồng ghép bản tin cập nhật các chỉ đạo, tình hình dịch Covid-19 trong các chương trình tiếp, phát sóng hằng ngày, ngoài ra phát thêm 02 lần vào khung giờ 09h sáng và 15h chiều.

Ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện để tổ chức công tác thông tin cơ sở ngày càng được chú trọng

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung, công tác thông tin cơ sở nói riêng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/5/2021 về Chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước; UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch cụ thể nhằm hiện đại hóa hệ thống truyền thanh cơ sở, đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Trong 05 năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các Đài truyền thanh cơ sở. Đến nay, 111/111 xã, phường, thị trấn của tỉnh có hệ thống đài truyền thanh FM và ứng dụng công nghệ, trong đó đã đầu tư, thay thế mới 22/111 Đài Truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông với 190 cụm, 414 loa. Trong giai đoạn 2022-2023, UBND tỉnh tiếp tục đầu tư Đài Truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông cho các xã còn lại trên địa bàn tỉnh, dự kiến sẽ lắp đặt 1.484 cụm, 3.423 loa cho 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của các địa phương, qua thời gian sử dụng, đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông cho thấy đây là hệ thống thiết bị thông minh, hiện đại, ưu việt, dễ sử dụng, không giới hạn không gian, thời gian, có thể chủ động phát sóng các tin, bài liên quan tới các nội dung về thông tin cơ sở bằng cách truy cập hệ thống phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại, ipad có kết nối internet.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành và địa phương

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thông tin, truyền thông các năm qua trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy, chính quyền, sở, ban, ngành, địa phương quan tâm, bố trí kinh phí, phù hợp với Tiêu chí thứ 8 - Thông tin tuyên truyền của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.Trong năm 2019, đã đầu tư 04 máy, nâng cấp 3, bảo dưỡng 5 bộ máy phát FM; hay mới 6, nâng cấp 5, bảo dưỡng 01 bộ điều khiển từ xa cụm loa không dây kỹ thuật số; bảo dưỡng 10 Đài Radio cửa băng và 01 cửa đĩa; thay mới 21 bộ thu, nâng cấp 46 bộ, bảo dưỡng 62 bộ thu FM; thay mới 02 bộ mixer, 9 micro; lắp mới 02 loa kèn, 12 loa phóng thanh nhựa, nâng cấp 49, bảo dưỡng 195 loa; thay mới 02, bảo dưỡng 10 ăng ten; thay mới 01, bảo dưỡng 02 máy tính với tổng kinh phí 832.304.000. Năm 2020, đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cho xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp với 26 cụm loa; xã Bình Minh, huyện Bù Đăng với 03 cụm loa; tổng kinh phí: 981.036.234 đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2021, ngân sách cấp huyện tự cân đối và đầu tư cho công tác thông tin, tuyên truyền cấp huyện, các xã, thị trấn. Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện được đầu tư mua sắm mới các thiết bị hiện đại (máy quay phim, máy ảnh, flycam, loa máy…). Có 100% các xã trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới đều được đầu tư về đài truyền thanh, loa không dây đến các thôn/ấp từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Xây dựng các kênh, chương trình truyền thông về cơ sở

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước hiện có 109 đầu chương trình phát thanh (67 đầu chương trình thời sự - khoa giáo - chính luận; 42 đầu chương trình văn nghệ, giải trí), 93 đầu chương trình truyền hình (61 đầu chương trình thời sự - chính luận - khoa giáo, 32 đầu chương trình văn nghệ, giải trí), báo in có 24 chuyên mục, báo điện tử có 72 chuyên mục. Một số chương trình, chuyên mục tiêu biểu như: Thời sự, Góc nhìn thẳng, Đại đoàn kết toàn dân tộc, Diễn đàn cử tri, Đưa pháp luật về thôn bản... được quan tâm đầu tư về nội dung, hình ảnh, thu hút được sự quan tâm của độc giả. Trong công tác kỹ thuật, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đang phát triển hạ tầng số; nâng cao các ứng dụng phần mềm, tính tiện ích và đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu thông tin trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh thông tin khác nhau, như website, fanpage, youtube, zalo, tiktok… Trong đó, toàn tỉnh đã phát triển được gần 600 trang, nhóm cộng đồng, mỗi năm đăng tải, chia sẻ hàng trăm, ngàn tin, bài, hình ảnh tích cực, thu hút được sự quan tâm, đón nhận của các tầng lớp nhân dân. Một số trang, nhóm hoạt động hiệu quả như: Báo Bình Phước, Truyền hình Bình Phước, Tuyên giáo Bình Phước, Tự hào Bình Phước, Bình Long đất và người, Chơn Thành đổi mới và phát triển, Phú Riềng đỏ xưa và nay, Sức sống Phước Long.

Rà soát, củng cổ, tổ chức lại theo thẩm quyền các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở ở các địa phương

Các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương thường xuyên rà soát, củng cố, hoàn thiện kịp thời hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở đạt các tiêu chí quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; khai thác, sử dụng, bảo tồn, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở, văn hóa, lịch sử, khoa học và môi trường, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Bên cạnh đó, đã không ngừng nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động; khuyến khích các tổ chức, cá nhân được liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động tại thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao cấp huyện, và thôn, khu phố để tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân tham gia sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, thông tin, thể thao, vui chơi giải trí.

Ở cấp huyện, 09/11 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao chuyên biệt; 11/11 thư viện trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin hoặc trung tâm văn hóa - thể thao huyện, thị xã, thành phố (chỉ còn thư viện huyện Lộc Ninh chưa có trụ sở riêng). Về hệ thống cổ động trực quan, mỗi huyện có từ 02-04 cụm cổ động tấm lớn, hàng ngàn bảng tuyên truyền trên các tuyến đường; hiện các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng được hơn 120 tuyến đường cột cờ gắn với điểm treo băng rôn, với tổng số cột gần 5.200. Ở cấp xã, 111/111 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, trong đó 13 Trung tâm văn hóa thể thao nằm ngoài trụ sở xã; 7 Trung tâm văn hóa cộng đồng nằm ngoài trụ sở xã; 88 xã tận dụng hội trường làm trung tâm văn hóa; 03 xã chưa có trung tâm, hội trường; 69 xã thành lập ban chủ nhiệm; 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã hoạt động thường xuyên theo mô hình đa dịch vụ; 100% xã, thị trấn, xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa; 100% xã, thị trấn có phòng đọc sách hoặc thư viện xã; 100% xóm, tổ dân phố có tủ sách. Về hệ thống cổ động trực quan, các xã có từ 2-3 cụm cổ động tấm lớn, hàng chục bảng tuyên truyền trên các tuyến đường.

Nguồn tin: Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây