Kết quả thực hiện Kết luận số 44 - KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 31/10/2022 05:24 346 0
Qua 03 năm triển khai thực hiện Kết luận số 44 của Ban Bí thư cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của Nhân dân được nâng cao; Nhân dân thực sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, sự quyết tâm của chính quyền trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
Công an thị trấn Tân Phú, huyện đồng Phú tuyên truyền người dân phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội. Nguồn: Báo Bình Phước
Công an thị trấn Tân Phú, huyện đồng Phú tuyên truyền người dân phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội. Nguồn: Báo Bình Phước
Trong những năm qua các cấp, các ngành đã chủ động lồng ghép nhiệm vụ này với các chương trình, kế hoạch và các phong trào khác, tiêu biểu như: UBMTTQ các cấp triển khai lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, kết quả Nhân dân tích cực tham gia ủng hộ trên 22 tỷ đồng, hiến tặng 84.000m2 đất, 23.000 ngày công thực hiện các công trình dân sinh; Nhân dân cùng với Nhà nước đã làm 2.408km đường bê tông xi măng. Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Vì người nghèo” kết quả vận động được 214 tỷ 119 triệu đồng và các hàng hóa quy ra tiền là 24 tỷ 961 tỷ đồng, qua đó hỗ trợ xây mới và sửa chữa 2.919 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ 779 hộ phát triển sản xuất với 4,5 tỷ đồng, trao học bổng cho 7.407 học sinh với số tiền 8 tỷ 634 triệu đồng, xây dựng 25 căn nhà “Nghĩa tình đồng đội”, vận động 1 tỷ 720 triệu đồng mua 80 con bò giống, 20 cặp dê cho hộ nghèo khu vực biên giới, ngoài ra vận động vốn vay 6 tỷ đồng, 266 ngàn cây giống, 19 ngàn con giống, 11 ngàn ngày công giúp 9 ngàn lượt hộ nghèo, khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo; vận động sửa chữa 27 căn nhà tình nghĩa, tặng hàng ngàn phần quà cho gia đình chính sách, người có công.

Liên đoàn Lao động tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, hàng năm đều đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị đạt “chuẩn văn hóa”, lồng ghép các tiêu chí xây dựng đơn vị đạt “chuẩn văn hóa” với tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị “đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT”. Hội Cựu Chiến binh các cấp đã thực hiện tốt phong trào thi đua “Cựu Chiến binh gương mẫu” phát huy truyền thống, phẩm chất người lính nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vượt qua khó khăn tiếp tục cống hiến sức lực, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế nhanh chóng thoát nghèo; tích cực phát động phong trào hội viên Cựu chiến binh và toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; tiếp tục xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phương châm tự phòng, tự hòa giải, tự bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động các hội viên tích cực tham gia các lực lượng nòng cốt đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở như: Lực lượng bảo vệ dân phố, Tổ an ninh nhân dân, Tổ hòa giải…; duy trì, củng cố và nhân rộng mô hình “Ông kể cháu nghe”, mô hình “1 + 2” (một gia đình cựu chiến binh nắm 02 hộ liền kề về an ninh trật tự). Hội Nông dân các cấp đã lồng ghép các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế, xã hội hỗ trợ nông dân để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình “Nông dân với pháp luật”, “Người Cha trách nhiệm”…; khuyến khích hội viên tham gia vào các mô hình tự quản đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương cơ sở; tham gia cuộc vận động “Nông dân vùng biên giới đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, kết hợp với bảo vệ an ninh trật tự vùng biên”. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp tục thực hiện tốt “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” qua đó phát động hội viên hội phụ nữ các cấp tích cực tham gia xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia các mô hình tự quản về an ninh trật tự. Các cơ quan, ban, ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, với nội dung: Phòng ngừa, phát hiện tội phạm, tệ nạn xã hội; thông báo thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học “An toàn về an ninh trật tự”; vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; giao nộp, vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; công tác phòng cháy, chữa cháy; luật giao thông đường bộ, nhất là tuyên truyền để người dân nâng cao tinh thần, ý thức “Tự quản, tự phòng và tự hòa giải” tự bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

 Hàng năm Công an tỉnh đã ban hành các kế hoạch tổ chức tuyên truyền, kết quả từ năm 2019 đến nay Công an tỉnh, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã phối hợp, tổ chức được nhiều đợt tuyên truyền. Tổ chức được 3.652 buổi họp dân  để tuyên truyền với 289.148 lượt người tham dự; Mít tinh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Giao thông đường bộ, ma túy… được 20 đợt với hơn 3.600 người tham gia, kết hợp phát hơn 110.099 tờ rơi tuyên truyền, 180 pano, 156 băng rôn; chiếu phim tuyên truyền tại điểm các đăng ký, xử lý vi phạm giao thông được 5.693 giờ. Lắp đặt 46 panô tuyên truyền ở các địa bàn được UBND tỉnh lựa chọn thực hiện Công tác chuyển hóa phức tạp về trật tự an toàn xã hội, xã nông thôn mới. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng, củng cố mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh trật tự, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Trong đó giao Đảng ủy Công an tỉnh, Công an tỉnh chủ trì hướng dẫn các đơn vị, địa phương, các ban, ngành đoàn thể các bước tiến hành xây dựng, củng cố mô hình bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
Các cấp hội như Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tiếp tục duy trì, củng cố như: Hội phụ nữ có Mô hình Câu lạc bộ “hội viên phụ nữ tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự” với trên 8.000 hội viên, CLB “Phòng, chống bạo lực gia đình”; “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”; CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh biên giới”; CLB “Điểm sáng biên giới”…; Hội Cựu Chiến binh có mô hình “Đoạn đường Cựu chiến binh quản lý”, “Cựu Chiến binh xung kích bảo vệ an ninh trật tự”. Liên đoàn Lao động có Mô hình “Khu nhà trọ an toàn về an ninh trật tự”; Tỉnh đoàn có Câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”; “Thắp sáng ước mơ hoàn lương. Trong đó MTTQ đã duy trì 59 điểm sáng pháp luật (gồm 11 điểm sáng chấp hành pháp luật cấp tỉnh, 48 điểm sáng chấp hành pháp luật cấp huyện) và 190 diểm sáng chấp hành pháp luật cấp xã với tổng số 615 “tổ, nhóm nòng cốt”, 122 mô hình “Đoạn đường tự quản” 38 mô hình khu dân cư “Tự quản về an toàn giao thông”. Việc hướng dẫn, phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các địa bàn chiến lược, vùng biên giới được Công an tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm thường xuyên, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, cụ thể: Đối với lực lượng Công an: Bình Phước có 03 huyện biên giới (Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập) đã tham mưu xây dựng được 1.611 Tổ an ninh nhân dân (trong đó 15 xã biên giới đã xây dựng được 458 Tổ an ninh nhân dân), 07 mô hình “Tiếng kẻng, cổng barie an ninh trật tự”, 22 mô hình “Khu dân cư không có tội phạm ẩn náu hoạt động hoặc có tội phạm nhưng được phát hiện nhanh, xử lý kịp thời”, 01 mô hình “Khu dân cư bảo vệ đường biên, cột mốc”; 01 mô hình “Điểm sáng an ninh khu dân cư Khmer”, 01 mô hình “Xóm đạo bình yên” 01 mô hình “Đội công nhân xung kích đảm bảo an ninh, trật tự” trong khu công nghiệp huyện Chơn Thành. Đối với các ban, ngành, đoàn thể các cấp: Tích cực chủ động phối hợp với lực lượng Công an phát động, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm, như: UBMTTQ VN tỉnh phát động “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới ”, qua đó phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng 03 mô hình điểm về “Khu dân cư tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới” ở 03 huyện biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập; tổ chức ký kết giao lưu Nhân dân được 07 cụm dân cư ở hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia; Hội Liên hiệp Phụ nữ củng cố, duy trì mô hình 9 CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh biên giới”; 5 CLB “Điểm sáng biên giới”; Hội Cựu chiến binh có 02 mô hình “điểm sáng biên giới”, chương trình 1+2 ở các xã giáp biên thuộc huyện Bù Đốp nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy chế biên giới, không xâm lấn, qua lại biên giới trái phép. Việc chú trọng xây dựng mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc  ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm đã được vận dụng sáng tạo như quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các mô hình tự quản kết hợp lồng ghép với các chương trình xã hội từ thiện, các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội; các chương trình vay vốn hỗ trợ Nhân dân thoát nghèo, đoàn kết cùng phát triển nên tạo được động lực tham gia của đông đảo quần chúng Nhân dân.  

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở

 Tỉnh ủy luôn quan tâm, quán triệt sâu sắc, tầm quan trọng của lực lượng Công an với sự nghiệp cách mạng của Đảng, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ  Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị và các ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an. Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đảng ủy Công an tỉnh tập trung xây dựng, bố trí lực lượng Công an chính quy đảm nhận các chức danh, chức vụ ở cấp xã. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án điều động sĩ quan, hạ sĩ quan CAND đảm nhiệm các chức danh Công an xã; Công an tỉnh ban hành Kế hoạch 1259/KH-CAT-PX01, ngày 08/7/2021 về triển khai thực hiện Kế hoạch 233/KH-BCA-V05, ngày 28/5/2021 của Bộ Công an quy định triển khai thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Tính đến nay Công an tỉnh đã hoàn thành việc bố trí 454 Công an chính quy tại 90 xã trên địa bàn tỉnh (90 Trưởng + 91 Phó + 273 Công an viên), điều chuyển 108 đồng chí Trưởng, Phó trưởng Công an xã bán chuyên trách bố trí đảm nhiệm các chức danh Chủ tịch UBND xã, PCT UBND xã, CT. MTTQVN xã, cán bộ công chức các ban, ngành khác ở cấp huyện. Hiện tổng số Công an xã bán chuyên trách đang công tác trên địa bàn tỉnh là 1.215 đồng chí (trong đó 24 đồng chí là Phó trưởng Công an xã, 182 đồng chí là Công an viên thường trực, 1.009 là Công an viên thôn, ấp).

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 999-QĐ/TU ban hành Đề án để tổ chức thực hiện. Việc sắp sếp, tổ chức bộ máy đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp, các ngành đã tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu, đề ra phương hướng, giải pháp xây dựng, củng cố tổ chức đảng và các đoàn thể trong hệ thống chính trị; lãnh đạo phát triển kinh tế và nhiệm vụ, an ninh quốc phòng; xây dựng nông thôn mới; thực hiên quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Hoạt động của HĐND xã, phường thị trấn có nhiều đổi mới, hoạt động giám sát được chú trọng, tập trung những vấn đề cử tri quan tâm. MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở đã có những đổi mới, giữ vai trò vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở, chủ động tạo nguồn được chú trọng; để củng cố lực lượng chính trị ở cơ sở thì mỗi ấp, thôn, bản được bố trí 03 chức danh không chuyên trách gồm: Trưởng thôn, ấp, Tổ Trưởng Tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận, trong đó Bí thư thôn, ấp kiêm trưởng thôn, ấp, hiện nay có 89 người có uy tín, chức sắc trong đồng bào, tôn giáo làm Bí thư, trưởng thôn.

Nguồn tin: Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây