Bình Phước: Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đột phá

Thứ tư - 25/11/2020 03:58 329 0
Từ đầu thế kỷ XXI, thế giới bắt đầu bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là sự hợp nhất về mặt công nghệ. Thể hiện khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Để nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả hơn nữa các cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ảnh minh hoạ: Nguồn internet
Ảnh minh hoạ: Nguồn internet
Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã phát huy tối đa các nguồn lực, đảm bảo cho việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị; Tỉnh đã tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, dịch vụ công, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cải cách giáo dục và dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới...

Theo đánh giá của Tỉnh ủy những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị, đã phát triển dịch vụ công; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình chuyển đổi số, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm 30% thời gian so với quy định của Trung ương về các thủ tục hành chính; thực hiện phát sóng 09 câu chuyện truyền thanh và 64 kỳ phát sóng chuyên mục chính quyền điện tử trên báo in, báo điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; xây dựng 12 video hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến lien thong với cổng dịch vụ công Quốc gia; việc triển khai công tác lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện theo quy định và được áp dụng hệ thống thanh toán trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại…Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19, việc giao dịch, giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến đã góp phần kiểm soát tốt và thực hiện có hiệu quả các biên pháp phòng chống, dịch bệnh.

Phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin thiết yếu: trong đó, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã kết nối toàn bộ hệ thống mạng nội bộ (LAN), Internet của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh đã đáp ưng yêu cầu triển khai các ứng dụng dung chung và phát triển CNTT của tỉnh nhằm phục vụ cải cách hành chính; máy chủ của các cơ quan, đơn vị đều được đặt tại trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; đầu tư trang bị cho 15 điểm cầu cấp tỉnh, 11 điểm cầu cấp huyện và 111 điểm cầu cấp xã, để phục vụ cho các cuộc họp hội nghị trực tuyến, và truyền hình trực tuyến; công tác điều hành và quản lý văn bản đã triển khai 02 phần mềm (iOffice và One Win SyS) liên thông ngang dọc 4 cấp cho 188 đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng đạt 95%...; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp, tỉnh đã triển khai hệ thống thông tin một của đồng bộ tại 100% UBND cấp huyện, cấp xã, góp phần hiện đại hoá, công khai, minh bạch hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo niềm tin đối vói người dân, doanh nghiệp.

Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên, tỉnh luôn ưu tiên thu hút các ngành nghề chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm sản (điều, cao su, gỗ) có đầu tư công nghiệp, máy móc hiện đại; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về dệt may, da giày, điện tử, đặc biệt là ngành phụ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô và đã thu hút được 240 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.921,08 triệu USD và 5.977,95 tỷ đồng, trống đó có 171 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 69 dự án có vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư thực hiện 884,79 triệu USD và 713,1 tỷ đồng…

Từ những kết quả trên cho thấy, việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo; hệ thông tin của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng, nguồn dữ liệu thông tin được tin học hóa, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý điều hành của chính quyền, trợ giúp các cấp lãnh đạo trong công tác chỉ đạo và điều hành, giúp đội ngũ chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hiệu quả công việc được giao, góp phần tích cực vào công tác cải cách hành chính của tỉnh.
Việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của tỉnh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Nguồn tin: M.H Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay5,535
  • Tháng hiện tại101,167
  • Tổng lượt truy cập1,279,156
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây