Một số bài học kinh nghiệm của chính quyền các cấp trong tỉnh đối với việc triển khai, thực hiện Kế hoạch số 36-KH/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về công tác dân vận

Thứ sáu - 04/12/2020 09:02 1.023 0
Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác dân vận, Kế hoạch số 36-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào công tác dân vận của các cấp chính quyền ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn; đời sống Nhân dân được cải thiện, vai trò, trách nhiệm và tinh thần làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân được phát huy; mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các Doanh nghịêp và Nhân dân được gắn bó hơn, các mối quan hệ xã hội trong đời sống sinh hoạt ở khu dân cư ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, củng cố được niềm tin của quần chúng Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp.
Lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo tập đoàn VNPT và một số đơn vị liên quan bấm nút khánh thành IOC Bình Phước. Nguồn CTTĐTB
Lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo tập đoàn VNPT và một số đơn vị liên quan bấm nút khánh thành IOC Bình Phước. Nguồn CTTĐTB
Thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, vai trò điều hành của chính quyền, nhất là Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường, diễn đàn trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND các cấp và các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND đã tăng thêm sức mạnh về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã giúp đổi mới phương pháp quản lý điều hành của chính quyền, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 7,25%. Quy mô nền kinh tế đạt trên 68.000 tỷ đồng, tăng 1,64 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 67,3 triệu đồng gấp 1,54 lần so với 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 20,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43%, ngành dịch vụ chiếm 36,5%. Thu ngân sách của tỉnh có bước tiến vượt bậc, giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng bình quân đạt 22%, tốc độ chi ngân sách địa phương ước đạt 15%. Ước thu ngân sách năm 2020 đạt 10.000 tỷ đồng, vượt gấp đôi chỉ tiêu đề ra (Nghị quyết đến 2020 thu ngân sách tỉnh 4.850 tỷ đồng); năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,56%; công tác chăm sóc sức khoẻ được chú trọng, các chính sách bảo đảm ASXH được triển khai toàn diện và hiệu quả.

Từ thực tế và những kết quả đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch số 36-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về công tác dân vận của các cấp chính quyển trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng về tuyên truyền, giáo dục trong cán bộ đảng viên, cán bộ công chức, các tầng lớp Nhân dân để nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng về công tác dân vận.

Hai là, cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thể hiện vai trò gương mẫu thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để Nhân dân tin tưởng. Chính phong cách làm việc chí công vô tư, hết mình vì dân của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tác động tích cực đến quần chúng Nhân dân, tạo cho dân gần gũi với chính quyền, sẵn sàng góp ý tham gia xây dựng chính quyền, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Ba là, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong việc thực hiện Quy chế công tác dân vận theo Quyết định số 1238-QĐ/TU ngày 05/5/2010 của Tỉnh ủy, trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư; tổ chức thực hiện Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các nghị định của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, bằng giải pháp dân vận của chính quyền theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, công khai minh bạch các chương trình dự án đầu tư ở địa phương, chính sách bồi thường giải tỏa, tái định cư để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tăng cường, mở rộng, phát huy dân chủ, thi đua hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong việc tổ chức thực hiện tốt nội dung công tác dân vận gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tiếp tục làm tốt hơn nữa việc phối hợp, kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung công tác dân vận, tạo điều kiện để Nhân dân có thể tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, nhất là những vấn đề có liên quan đến quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng; đoàn viên, hội viên tích cực tham gia làm nòng cốt trong các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, thường xuyên phản ánh ý kiến của quần chúng về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, kịp thời phát giác những hành vi tiêu cực, lãng phí, vi phạm dân chủ; tham gia hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Năm là, các cơ quan Nhà nước phải luôn quan tâm đến sự phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, hội nghề nghiệp, hội quần chúng. Đây là cơ sở chính trị của chính quyền, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Nơi nào có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể thì nơi đó phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt công tác dân vận.

Nguồn tin: Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây