Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trung bình giai đoạn 2008-2010 là 8,06%. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trung bình giai đoạn 2011-2020 là 5,61%. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được đẩy nhanh; ngành trồng trọt phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh; có sự chuyển dịch từ sản xuất nông hộ nhỏ, lẻ sang hướng liên kết sản xuất quy mô lớn, đã từng bước đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp. Các doanh nghiệp và cơ sở chế biến ngày càng được đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao công suất, hạ giá thành, chi phí chế biến sản phẩm. Kinh tế tập thể ngày càng phát triển, khẳng định vai trò là thành phần kinh tế không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của đất nước và của tỉnh.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 69,27 triệu đồng, tăng 4,75 lần so năm 2008. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,11% năm 2008 (theo chuẩn cũ) còn 1,34% năm 2020 (theo chuẩn mới tiếp cận đa chiều), đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%; bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân; 98% dân cƣ nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư: Các tuyến đường tỉnh đa phần đã được cứng hóa, 45% các tuyến đường huyện được cứng hóa và 24,3% các tuyến đường xã được cứng hóa; 100% số xã có đường nhựa, ô tô đến tận trung tâm xã; 64 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 theo quy định tiêu chí nông thôn mới; lưới điện quốc gia đã đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn. Thiết chế văn hoá ở nông thôn được tăng cường, ngày càng đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, phát huy mạnh các giá trị truyền thống; đời sống vật chất và tinh thần người dân ở hầu hết các vùng nông thôn trong tỉnh từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư nông thôn:
Trong những năm qua tỉnh thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm, từ 6,78% năm 2008 (theo chuẩn cũ) đến cuối năm 2020 còn 1,34% (theo chuẩn mới, tiếp cận đa chiều). Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 14,58 triệu đồng năm 2008 lên 69,27 triệu đồng năm 2020 (tăng gấp 4,75 lần). Giải quyết việc làm trên 380.045 lao động, lao động đi xuất khẩu là 914 người. Hàng năm, đã duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức <=3,2%; tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt trên 90%; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 60% (tăng 33,3% so năm 2008).
Hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện và mạng lưới y tế cấp xã được củng cố và phát triển, năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh đã được tăng cường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 128 cơ sở khám chữa bệnh với 2.635 giường bệnh (số giường bệnh/vạn dân 28,5 giường; tỷ lệ bác sỹ/vạn dân 8,5); tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 95%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%.
Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ được duy trì thường xuyên tại các địa phương; tính đến cuối tháng 5/2021, toàn tỉnh có 11/11 huyện/thị xã/thành phố và 111/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học được công nhận đạt chuẩn mức độ 3; duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 15/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT. Có 111/111 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao, hội trường cấp xã, trong đó, có 60/111 trung tâm văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định và có 851/851 thôn, ấp có nhà văn hóa, hội trường, trong đó, 384/851 nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định. Các nhà văn hóa được xây dựng ở vị trí trung tâm, tập trung dân cư, được trang bị cơ bản các thiết bị đảm bảo hoạt động. Cuối năm 2020, có 223.529 hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hóa.
Trong giai đoạn 2008-2020, tỉnh đã trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 143.375 lượt đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 450.037.020.000 đồng, trợ cấp đột xuất cho 82.625 đối tượng với tổng kinh phí 20.906.453.000 đồng.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo các Quyết định: số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; số 1592/QĐ-TTg ngày 23/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình 134 (Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ) với tổng nguồn vốn phân bổ 133.095 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo các chỉ tiêu: Nhà ở 2.576 hộ; đất ở 2.530 hộ; đất sản xuất: 2.829 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 7.393 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Đã khoan 119 điểm giếng, số công trình thực hiện hoàn thành và đưa vào sử dụng 96 điểm giếng; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 308 hộ; mua sắm.
Về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn:
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả khả quan, cụ thể: Đến tháng 6/2021, toàn tỉnh có 60/90 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã được công nhận đạt nông thôn mới nâng cao; 02 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 17 thôn, ấp được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 17,51 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Đến nay, đã làm được 3.103,78 km đường bê thông xi măng (Năm 2015: 111,23 km, năm 2016: 392,89 km, năm 2017: 493,39 km, năm 2018: 420 km và 42.488,4 m2 sân; năm 2019: 932,4 km và 19.600 m2 sân, năm 2020: 720km, dự kiến đến hết năm 2021 làm thêm 618 km). Từ năm 2017, cơ chế đặc thù đã mở rộng ra các hạng mục phòng học, nhà văn hóa, cầu - cống, vỉa hè, sân công cộng (sân trường, sân trụ sở, sân trạm y tế, sân nhà văn hóa), cổng, tường rào… Về huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới: Tổng nguồn lực đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2010-2020: 94.498.921 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 793.075 triệu đồng, ngân sách địa phương 3.566.412 triệu đồng, vốn lồng ghép 2.820.817 triệu đồng; dư nợ tín dụng vùng nông thôn 86.314.600 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 310.095 triệu đồng, huy động trong cộng đồng dân cư 693.922 triệu đồng.
Đến nay, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân có sử dụng điện đạt 99%. Hệ thống lưới điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo cung ứng điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất lượng điện phục vụ cho sinh hoạt của dân cư nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa; có 98% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, 100% xã có đài truyền thanh, có internet đến tận thôn, ấp; có 58 chợ truyền thống với 07 chợ xã biên giới, 29 chợ xã đồng bào dân tộc thiểu số, 12 chợ xã và 10 chợ thành thị; đối với hình thức thương mại hiện đại: Có 05 siêu thị, 03 trung tâm thương mại và 60 cửa hàng tiện lợi, 32 nhà phân phối, 415 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và hơn 6500 cửa hàng bán lẻ phân bố phù hợp với mật độ dân cư và tiềm năng phát triển kinh tế của từng địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của Nhân dân.
Qua việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Bình Phước có chuyển biến tích cực. Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển khá, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao được nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho Nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển khá, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.