CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA “DÂN VẬN KHÉO” - TỪ HIỆU ỨNG LAN TỎA ĐẾN BỀN VỮNG

Thứ năm - 15/10/2020 05:16 664 0
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, từ khi mới thành lập Đảng cho tới nay, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phải làm tốt công tác dân vận. Trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Do làm tốt công tác dân vận, suốt 90 năm qua Đảng ta đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đ/c Huỳnh Thị Hằng-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh và đ/c Lê Thị Xuân Trang - UVBTV Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy- Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, cùng các nữ điển hình DVK tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua DVK
Đ/c Huỳnh Thị Hằng-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh và đ/c Lê Thị Xuân Trang - UVBTV Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy- Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, cùng các nữ điển hình DVK tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua DVK
Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện Nghị quyết 25 – NQ/TW và Chương trình hành động 31 – CTr/TU ngày 03/6/2013 của Tỉnh ủy “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X; Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 26 – KH/TU ngày 23/6/2016 về tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 -2020. Qua 5 năm triển khai thực hiện, ngành dân vận tỉnh Bình Phước đã có nhiều phong trào thi đua thiết thực, đặc biệt là phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và quan hệ đối ngoại. Đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị-xã hội ổn định. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp quan trọng của công tác dân vận và đội ngũ những người làm công tác dân vận, góp phần phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Phong trào thi đua yêu nước gắn với việc phát huy dân chủ của nhân dân đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo", nhất là trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, môi trường văn hoá lành mạnh, có tác dụng tích cực vào phát triển bền vững của tỉnh; góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. Từ thực tiễn phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong nhiều năm qua, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng tham gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Hiệu quả mang lại từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”cũng rất rõ nét, nhận thức của các cấp, các ngành về công tác dân vận được nâng lên, năng lực tham mưu cấp ủy chỉ đạo hệ thống dân vận có chuyển biến cụ thể. Thông qua xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, đa số các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đã triển khai cụ thể hơn, thiết thực hơn, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; gắn kết, thúc đẩy và tăng cường hiệu quả các phong trào thi đua khác. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hơn 100 mô hình, điển hình kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đem lại thu nhập cao, các mô hình tiêu biểu như: nuôi heo nái, heo thịt, gà thả vườn, nuôi dê, nhím, cá lăng; phát triển mô hình vườn ao chuồng; kinh tế trang trại tổng hợp; hợp tác xã sản xuất tiêu sạch; hợp tác xã trồng điều; thành lập các tổ hội ngành nghề, mô hình “liên kết sản xuất kinh doanh”, mô hình “giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế”; mô hình sản xuất chăn nuôi giỏi, mô hình nuôi heo đất, mô hình khởi nghiệp, mô hình phụ nữ làm gia công tại nhà, mô hình phụ nữ chung tây xây dựng nông thôn mới,… Các tổ chức hội có các mô hình riêng, nhằm giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Hội Nông dân có phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Hội Phụ nữ có phong trào “Nuôi heo đất”,.. để quyên góp giúp đỡ các hội viên khó khăn. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra về xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Tính đến hết năm 2019, tỉnh có 48/90 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2020 sẽ có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn của tỉnh lên 60 xã, chiếm 66,7%; có 3/11 đơn vị cấp huyện (thị xã Bình Long, Phước Long, thành phố Đồng Xoài) đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các mô hình, điển hình Dân vận khéo tham gia xây dựng nông thôn mới khá phong phú, đa dạng, như: hội phụ nữ cấp thôn, ấp xây dựng phong trào “5 không, 3 sạch”, thu gom rác thải, bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường; Đoàn thanh niên một số địa phương xây dựng các công trình thanh niên, tủ sách pháp luật; Hội nông dân mô hình “Trồng rau an toàn”, mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh, mô hình “thành lập tổ hội sản xuất Điều”, hiến đất làm đường giao thông nông thôn; Hội cựu chiến binh có mô hình xây dựng tuyến đường tự quản; mô hình điện chiếu sáng nông thôn; tuyến đường hoa; ...Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do UBMTTQVN các cấp phát động, đã được các ngành và tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Từ năm 2016 đến nay, đã vận động được gần 162 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 2.622 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55% giảm 3,6% so với đầu giai đoạn, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. Bên cãnh đó, phong trào “Dân vận khéo” đã tập trung vào việc vận động nhân dân giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt cuộc vận “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Kết quả năm 2016 có 64% “khu dân cư văn hóa”; có 92% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hoá”; năm 2017 số khu dân cư đạt chuẩn văn hóa: đạt tỷ lệ 80,13% và số gia đình đạt “văn hóa” đạt tỷ lệ 95%; đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 220.654/230.166 hộ được công nhận “Gia đình văn hóa” chiếm 93,9% và có 813/851 KDC được công nhận KDC đạt chuẩn văn hóa đạt 95,53%. Phong trào “Dân vận khéo” gắn với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh đã có nhiều mô hình, cách làm hiệu quả. Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có nhiều tập thể, cá nhân tự xây dựng kế hoạch, đề ra nội dung, phương pháp thực hiện. Từ đó đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác vận động nhân dân, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Điển hình là mô hình “Liên gia tự quản” Hội Cựu chiến binh; mô hình “Tiếng kẻng an ninh” của các thôn, ấp; các hội viên tham gia góp tiền mua kẻng, gậy (theo tiêu chuẩn của Công an) phối hợp cùng công an, lực lượng dân quân tự vệ xã tổ chức tuần tra tại các khu dân cư, kịp thời báo động khi xảy ra các vụ việc mất an ninh trật tự; hoạt động đã tạo được lòng tin trong nhân dân góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở các khu dân cư. Mô hình “Khu dân cư không có tội phạm ẩn náu hoặc có thì phát hiện nhanh xử lý kịp thời”, mô hình “khu dân cư nói không với tội phạm”,… Phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc” được triển khai rộng khắp và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Với những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm thực tiễn đó là: (1) Về nhận thức, nơi nào thực sự quan tâm đổi mới công tác dân vận thì nơi đó có phong trào “Dân vận khéo”, có mô hình và cách làm hay, sáng tạo. (2) Để thực hiện có hiệu quả phong trào này, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để làm tốt công tác tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về mục đích, ý nghĩa của phong trào; định hướng rõ nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn phù hợp với đặc điểm từng loại hình, từng địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có hành tích thực hiện phong trào và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” có hiệu quả. (3) Ban Dân vận các cấp căn cứ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thường xuyên sâu sát cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy chủ trương, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phong trào. (4) Phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói chung, các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” nói riêng chỉ có thể vận động, tập hợp được cả hệ thống chính trị và từng cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng khi phong trào và các mô hình, điển hình gắn kết được với lợi ích chính đáng, thiết thực của mỗi tổ chức và mỗi người dân tham gia (5) Về tiêu chí công nhận, các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” không cần cầu toàn, lớn lao, nhưng phải giải quyết dược một vấn đề khó khăn thông qua công tác dân vận. (6) Về kỹ năng, nghiệp vụ phải chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách hướng dẫn, chỉ đạo phong trào. (7) Về chỉ đạo xây dựng mô hình, việc tuyên truyền phát động  phong trào “Dân vận khéo” phải kết hợp đồng bộ với giới thiệu, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và hướng tới sự bền vững, ổn định.
 

Nguồn tin: Anh Đào

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây