Bài test trầm cảm (Kiểm tra mức độ trầm cảm online, miễn phí)

Nhiều người thường cảm thấy buồn bã, chán nản trong thời gian dài và tự hỏi liệu mình có đang bị trầm cảm hay không. Nếu muốn kiểm tra tình trạng của bản thân thì việc thực hiện các bài test trầm cảm online tại nhà chính là cách hữu ích để nhanh chóng nhận ra dấu hiệu trầm cảm và đưa ra quyết định can thiệp kịp thời.

Khi nào cần làm bài test kiểm tra mức độ trầm cảm?

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, trầm cảm trở thành một vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến. Nhiều người không nhận ra rằng mình đang mắc phải nó cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Vậy nên nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ mang lại sự can thiệp kịp thời và nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp.


Trầm cảm trở nên phổ biến và cần được phát hiện dấu hiệu càng sớm càng tốt

Khi cảm thấy tâm trạng u ám kéo dài, mất hứng thú với những hoạt động yêu thích, khó duy trì thói quen ăn uống và giấc ngủ, đó là lúc nên nghiêm túc xem xét việc thực hiện bài test kiểm tra mức độ trầm cảm tại nhà. Các bài test online là công cụ hữu ích để tự đánh giá sức khỏe tâm lý của mình nhanh chóng và bảo mật để nhận ra liệu mình có cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp hay không.

Các dấu hiệu trầm cảm sau đây nên được nhận biết để trở thành cơ sở thực hiện bài test:

  • Có cảm buồn bã, tuyệt vọng kéo dài nhiều ngày

  • Thay đổi thói quen giấc ngủ bất thường

  • Mất hứng thú, niềm vui trong các hoạt động từng yêu thích

  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức mà không có lý do rõ ràng

  • Cảm thấy bản thân vô dụng, tự ti, có cảm giác không xứng đáng với mọi thứ

  • Có suy nghĩ tự tử, có hành vi tự làm tổn thương bản thân

Các bài test trầm cảm online, miễn phí nên thử tại nhà

Để giúp bản thân và người thân yêu nhận biết sớm các dấu hiệu, đánh giá sơ bộ tình trạng tâm lý, nhiều bài test trầm cảm online, miễn phí đã ra đời như một công cụ hữu ích.

1. Bài test trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI)

Bài test trầm cảm Beck (BDI) là một công cụ hữu ích giúp cá nhân tự đánh giá tâm lý của mình qua 21 câu hỏi được thiết kế bởi bác sĩ tâm thần Aaron T. Beck vào năm 1960. Được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu khoa học, BDI giúp xác định mức độ trầm cảm từ nhẹ đến nặng thông qua các câu trả lời liên quan đến cảm xúc, hành vi và thái độ. 


Bài test trầm cảm BDI có mục đích xác định tình trạng sức khỏe và xây dựng chiến lược chăm sóc phù hợp

Mục đích của BDI là giúp cá nhân tự đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của mình, từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp. Bài test này cũng là công cụ quan trọng cho các chuyên gia chẩn đoán trầm cảm, theo dõi tiến triển của các triệu chứng và đánh giá hiệu quả điều trị.

Thang điểm của BDI dao động từ 0 - 63, trong đó điểm số càng cao thể hiện mức độ trầm cảm càng nghiêm trọng. Khi thực hiện bài test cần đọc kỹ từng câu hỏi và chọn một câu trả lời phản ánh gần nhất tình trạng của mình trong vòng 1 - 2 tuần trở lại, bao gồm cả hôm nay.

Câu 1: Tôi cảm thấy buồn chán

  • 0 điểm: Tôi không thấy buồn chán.

  • 1 điểm: Đôi khi tôi cảm thấy chán hoặc buồn.

  • 2 điểm: Lúc nào tôi cũng thấy chán, buồn và không thể dừng lại được.

  • 3 điểm: Tôi thấy buồn chán, bất hạnh đến mức đau khổ.

  • 4 điểm: Tôi thấy buồn chán, bất hạnh, khổ sở đến không thể chịu được.

Câu 2: Về tương lai

  • 0 điểm: Tôi không bi quan, nản lòng về tương lai.

  • 1 điểm: Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước đây.

  • 2 điểm: Tôi chẳng có mong đợi gì ở tương lai.

  • 3 điểm: Tôi cảm thấy sẽ không bao giờ khắc phục được những điều phiền muộn.

  • 4 điểm: Tôi cảm thấy bi quan tuyệt vọng, tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi, không thể cải thiện được.

Câu 3: Tôi cảm thấy mình là người thất bại

  • 0 điểm: Tôi không phải là người thất bại.

  • 1 điểm: Tôi thấy thất bại nhiều hơn người khác.

  • 2 điểm: Tôi thấy mình đã hoàn thành rất ít điều đáng giá, có ý nghĩa.

  • 3 điểm: Cuộc đời tôi có quá nhiều thất bại.

  • 4 điểm: Tôi thấy mình là người hoàn toàn thất bại, thất bại trong vai trò của mình (bố, mẹ, vợ, chồng…).

Câu 4: Bất mãn

  • 0 điểm: Tôi hoàn toàn không thấy bất mãn, tôi còn thích thú với những điều mình ưa thích trước đây.

  • 1 điểm: Tôi luôn cảm thấy buồn chán, ít thấy hứng thú với những điều trước đây từng yêu thích.

  • 2 điểm: Tôi không thỏa mãn với bất kỳ điều gì nữa, rất ít hứng thú với những điều trước đây từng thích.

  • 3 điểm: Tôi không còn chút hứng thú nào, không hài lòng với mọi thứ.

Câu 5: Thấy tội lỗi, tồi tệ

  • 0 điểm: Tôi hoàn toàn không thấy mình có tội lỗi gì ghê gớm.

  • 1 điểm: Tôi thấy có tội với phần lớn những việc tôi đã làm, đa số thời gian tôi thấy mình tồi tệ và không xứng đáng.

  • 2 điểm: Tôi thấy mình là người hoàn toàn có tội, tồi tệ, không xứng đáng.

  • 3 điểm: Lúc nào tôi cũng thấy có tội, bản thân rất tồi tệ, vô dụng.

Câu 6: Trừng phạt

  • 0 điểm: Tôi không cảm thấy mình đang bị trừng phạt.

  • 1 điểm: Tôi thấy mình có thể sẽ bị trừng phạt, có gì đó xấu có thể xảy đến với mình.

  • 2 điểm: Tôi mong chờ bị trừng phạt.

  • 3 điểm: Tôi thấy mình đang bị trừng phạt, tôi muốn mình nên bị trừng phạt.

Câu 7: Thất vọng về bản thân

  • 0 điểm: Tôi cảm thấy không thất vọng về chính bản thân mình.

  • 1 điểm: Tôi thấy có thất vọng về bản thân, không tin tưởng chính mình.

  • 2 điểm: Tôi thấy thất vọng hoặc ghê tởm chính mình.

  • 3 điểm: Tôi căm ghét/thù hận bản thân mình.

Câu 8: Phê phán, đổ lỗi và tự trách

  • 0 điểm: Tôi không phê phán hay đổi lỗi cho bản thân hơn trước đây, không thấy mình xấu hơn người khác.

  • 1 điểm: Tôi phê phán mình nhiều hơn trước đây, tự phê phán mình về sự yếu đuối và lỗi lầm bản thân.

  • 2 điểm: Tôi tự trách vì những lỗi lầm đã gây ra của bản thân.

  • 3 điểm: Tôi tự trách mình về mọi điều xấu đã xảy đến.

Câu 9: Ý nghĩ tự tổn hại, tự sát

  • 0 điểm: Tôi không hề có ý nghĩ tự sát, không có ý nghĩ tự làm tổn hại chính mình.

  • 1 điểm: Có ý nghĩ tự sát, tự tổn hại nhưng không thực hiện.

  • 2 điểm: Muốn tự sát, cảm thấy bản thân chết đi thì tốt hơn, có dự định rõ ràng về việc tự sát.

  • 3 điểm: Sẽ tự sát nếu có cơ hội.

Câu 10: Khóc thường xuyên

  • 0 điểm: Tôi không khóc nhiều.

  • 1 điểm: Tôi khóc nhiều hơn trước.

  • 2 điểm: Thường khóc vì những điều nhỏ nhặt, luôn luôn khóc, không thể dừng lại được.

  • 3 điểm: Thấy muốn khóc nhưng không khóc được, trước đây thỉnh thoảng khóc nhưng hiện tại không thể khóc dù rất muốn.

Câu 11: Bồn chồn, căng thẳng, dễ cáu gắt

  • 0 điểm: Không dễ bồn chồn, không dễ bị kích thích hơn trước đây.

  • 1 điểm: Tôi dễ bồn chồn, căng thẳng hơn, hay bực mình, dễ phát cáu hơn trước.

  • 2 điểm: Tôi thấy bồn chồn, căng thẳng đến mức khó ngủ yên, rất dễ phát cáu, luôn luôn căng thẳng.

  • 3 điểm: Rất bồn chồn, kích động đến mức phải liên tục đi lại hay phải làm việc gì đó.

Câu 12: Sự quan tâm

  • 0 điểm: Tôi không mất đi sự quan tâm đến mọi vật, mọi việc, mọi người.

  • 1 điểm: Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc hơn trước.

  • 2 điểm: Tôi hầu như không quan tâm đến mọi người, mọi việc, ít có cảm tình với họ.

  • 3 điểm: Tôi không quan tâm đến tất cả mọi thứ, hoàn toàn không quan tâm người khác, hoàn toàn không cần ai.

Câu 13: Khả năng tự quyết

  • 0 điểm: Có thể quyết định mọi việc.

  • 1 điểm: Khó quyết định mọi việc hơn trước.

  • 2 điểm: Thấy khó tự quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều, không thể tự quyết khi không được giúp đỡ.

  • 3 điểm: Không thể tự quyết định việc gì.

Câu 14: Thấy xấu xí, vô dụng

  • 0 điểm: Tôi thấy mình không phải là người vô dụng, không hề xấu hơn trước.

  • 1 điểm: Tôi cho rằng mình không có ích, không có giá trị như trước đây, buồn phiền vì mình trông già và không hấp dẫn.

  • 2 điểm: Tôi thấy mình vô dụng hơn người xung quanh mình, thấy những thay đổi trong diện mạo khiến mình có vẻ không hấp dẫn.

  • 3 điểm: Tôi thấy mình hết sức vô dụng, xấu xí hoặc ghê tởm.

Câu 15: Mất năng lượng, sức lực

  • 0 điểm: Tôi vẫn tràn đầy sức lực.

  • 1 điểm: Tôi thấy sức lực kém hơn, không làm việc tốt như trước, phải cố gắng mới có thể bắt đầu làm một việc gì.

  • 2 điểm: Tôi không có sức lực để làm được nhiều việc, phải cố hết sức để làm một việc gì đó.

  • 3 điểm: Tôi không có đủ sức để làm bất kỳ việc gì nữa, hoàn toàn không thể làm bất kỳ việc gì cả.

Câu 16: Giấc ngủ

  • 0 điểm: Không có gì thay đổi trong giấc ngủ.

  • 1 điểm: Ngủ hơi ít hơn trước đây, ngủ hơi nhiều hơn trước đây.

  • 2 điểm: Ngủ ít hơn trước, ngủ nhiều hơn trước.

  • 3 điểm: Hầu như ngủ suốt cả ngày, thức dậy sớm hơn trước 1 - 2 giờ và không thể ngủ lại.

Câu 17: Cáu kỉnh, bực bội, mệt mỏi

  • 0 điểm: Không dễ cáu kỉnh, bực bội, không thấy mệt khi làm việc hơn trước đây.

  • 1 điểm: Dễ cáu kỉnh, bực bội hơn trước, dễ mệt khi làm việc hơn trước.

  • 2 điểm: Cáu kỉnh bực bội hơn trước rất nhiều, làm bất kỳ việc gì cũng thấy mệt.

  • 3 điểm: Lúc nào cũng thấy nóng giận, cáu kỉnh, bực bội, thấy quá mệt mỏi khi phải làm bất cứ việc gì.

Câu 18: Ăn rất ít hoặc rất thèm ăn

  • 0 điểm: Vẫn ăn ngon miệng như trước đây.

  • 1 điểm: Thấy kém ngon miệng hơn trước, ăn ít hơn bình thường hoặc thấy ngon miệng hơn trước, ăn nhiều hơn bình thường.

  • 2 điểm: Ăn ít hơn trước rất nhiều, ăn nhiều hơn trước rất nhiều.

  • 3 điểm: Không thấy ngon miệng chút nào, hầu như không ăn hoặc ăn rất ít. Ngược lại thèm ăn rất bất thường, ăn nhiều hơn so với bình thường.

Câu 19: Tập trung, chú ý

  • 0 điểm: Tôi có thể tập trung, chú ý tốt như trước đây.

  • 1 điểm: Thấy không thể tập trung, chú ý tốt như trước.

  • 2 điểm: Khó để giữ được tập trung, chú ý trong một thời gian dài.

  • 3 điểm: Không thể tập trung làm bất kỳ việc gì.

Câu 20: Mệt mỏi

  • 0 điểm: Tôi không mệt hơn bình thường.

  • 1 điểm: Thấy mệt hơn bình thường.

  • 2 điểm: Thấy mệt với bất kỳ việc gì.

  • 3 điểm: Quá mệt không thể làm bất cứ việc gì.

Câu 21: Quan hệ tình dục

  • 0 điểm: Vẫn thấy hài lòng với đời sống tình dục như trước đây.

  • 1 điểm: Thấy ít hài lòng với đời sống tình dục hơn trước đây.

  • 2 điểm: Quan hệ tình dục ít thú vị hơn trước.

  • 3 điểm: Không có chút quan tâm nào đến đời sống tình dục.

Đối chiếu với thang điểm để tự đánh giá mức độ trầm cảm của mình:

  • Dưới 14: Không có biểu hiện trầm cảm

  • 14 - 19: Có dấu hiệu trầm cảm, mức độ nhẹ

  • 20 - 29: Trầm cảm mức độ vừa

  • Trên 30: Trầm cảm mức độ nặng

Thang đo trầm cảm Beck:

  • Câu hỏi từ 1 - 15: Phản ánh nhận xét của bản thân về thế giới bên ngoài và tương lai.

  • Câu hỏi từ 16 - 21: Phản ánh các triệu chứng và mức độ triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khả năng tập trung.

Nếu tổng điểm trên 14 điểm và câu hỏi từ 1 - 15 chiếm phần hơn thì đây là biểu hiện của trầm cảm nội sinh. Nếu điểm từ câu hỏi 16 - 21 chiếm ưu thế, đây là biểu hiện của trầm cảm tâm căn.

2. Thang trầm cảm PHQ - 9 (Patient Health Questionnaire - 9)

Thang đánh giá trầm cảm PHQ - 9 là công cụ tự đánh giá tâm lý, được phát triển bởi các bác sĩ Spitzer, Kroenke và Williams. Với 9 câu hỏi ngắn gọn, PHQ - 9 giúp cá nhân dễ dàng tự sàng lọc và phát hiện các dấu hiệu trầm cảm sớm. 

Thang điểm của PHQ - 9 dao động từ 0 - 27 điểm, trong đó điểm số trên 10 cần phải tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời bởi độ đặc hiệu của thang đo này lên đến 88% đối với trầm cảm nặng.

Mỗi câu hỏi của thang đo này tương ứng với các triệu chứng bệnh theo tiêu chuẩn DSM IV và có 4 mức độ phản hồi từ "hầu như không" đến "gần như mỗi ngày".

Bộ 9 câu hỏi của thang đánh giá này bao gồm:

  • Bạn ít quan tâm, ít hứng thú khi làm bất cứ việc gì.

  • Bạn cảm thấy buồn bã, chán nản, kiệt sức, tuyệt vọng, trầm uất.

  • Bạn khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

  • Bạn thấy mệt mỏi, uể oải hoặc thiếu năng lượng.

  • Bạn thấy chán ăn, không muốn ăn hay mặt khác ăn quá nhiều.

  • Bạn cảm thấy bản thân vô dụng, nghĩ mình là kẻ thất bại đã làm bản thân gia đình thất vọng.

  • Bạn khó tập trung vào các công việc hàng ngày như đọc báo, xem TV.

  • Bạn nói, di chuyển chậm chạp mà người khác có thể nhận thấy được hoặc di chuyển liên tục, không thể ngồi yên, bồn chồn bất an.

  • Bạn có ý nghĩ làm đau, tổn thương cơ thể hoặc nghĩ mình chết đi sẽ tốt hơn.


Bài kiểm tra mức độ trầm cảm PHQ - 9 phản ánh sơ bộ tình trạng trầm cảm ở cá nhân

Đối chiếu với thang điểm để tự đánh giá mức độ trầm cảm của mình:

  • 0 - 4 điểm: Sức khỏe tinh thần rất bình thường, không có dấu hiệu trầm cảm

  • 5 - 9 điểm: Có một số dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, ở mức trầm cảm tối thiểu

  • 10 - 14 điểm: Có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, có thể điều chỉnh

  • 15 - 19 điểm: Có biểu hiện trầm cảm mức độ vừa

  • Trên 19 điểm: Có biểu hiện trầm cảm nặng, cần tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Cần làm gì khi nghi ngờ bản thân mắc trầm cảm?

Nếu kết quả bài test âm tính, cá nhân có thể yên tâm phần nào về sức khỏe tâm thần của mình. Tuy nhiên, đối với người có kết quả dương tính, việc sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây bệnh sẽ giúp cá nhân và chuyên gia có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng hiện tại để từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Khi đó cá nhân nên đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và xây dựng kế hoạch giải quyết phù hợp. Đừng ngần ngại chia sẻ những cảm xúc và tình trạng hiện tại của mình, vì các chuyên gia sẽ giúp phân tích sâu hơn, từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam ra đời với sứ mệnh giúp khách hàng chẩn đoán chính xác các vấn đề tâm lý và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng này. Quá trình hỗ trợ trị liệu tại đây bắt đầu từ việc đánh giá tỉ mỉ về tình trạng tâm lý của khách hàng, sử dụng các công cụ đánh giá hiện đại và khoa học như bài test trầm cảm cùng các buổi trò chuyện liệu pháp tâm lý.


Các phương pháp tại Trung tâm mang đến hiệu quả an toàn và tự nhiên cho khách hàng mắc trầm cảm

Dựa trên kết quả đánh giá, Trung tâm xây dựng những phác đồ hỗ trợ trị liệu cá nhân hóa phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề tâm lý mà khách hàng đang gặp phải. Điều này giúp khách hàng có được các giải pháp hỗ trợ tốt nhất từ việc cải thiện tâm trạng đến phục hồi sức khỏe tinh thần.

NHC Việt Nam là đơn vị chuyên áp dụng các phương pháp hỗ trợ trị liệu không dùng thuốc và không can thiệp cơ thể. Các liệu pháp tâm lý tại đây chủ yếu xử lý nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm ở khách hàng thông qua trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và trị liệu tương tác cá nhân (IPT).

Khách hàng tại Trung tâm sẽ luôn được hướng dẫn các kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi. Qua đó giảm bớt căng thẳng và nâng cao khả năng đối phó với mọi thứ xung quanh bằng nhiều kỹ năng cải thiện an tâm và chất lượng.

Hơn nữa, NHC Việt Nam cam kết mang đến cho khách hàng những phương pháp can thiệp an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong việc hỗ trợ trị liệu trầm cảm. Các chuyên gia tại đây không chỉ trị liệu các triệu chứng của rối loạn mà còn giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc sâu kín trong tâm trí để giảm bớt áp lực tâm lý. Đây là quá trình giúp khách hàng có thể đối mặt và vượt qua thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Trung tâm chính là điểm tựa vững chắc cho khách hàng cần đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp để cải thiện sức khỏe tinh thần. Tại đây luôn đảm bảo khách hàng sẽ trở nên khỏe mạnh về mặt tinh thần và tìm lại niềm vui cũng như tạo dựng lại các mối quan hệ thật tốt đẹp.


NHC Việt Nam nỗ lực mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt cho mọi khách hàng 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam vừa là nơi hỗ trợ trị liệu vừa là người bạn đồng hành cùng khách hàng trong quá trình khám phá và phát triển bản thân. NHC Việt Nam luôn nỗ lực tạo dựng cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng cho khách hàng bằng cách để bản thân hiểu rõ hơn về chính mình và cải thiện sức khỏe tâm lý một cách toàn diện.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

Sau khi hoàn thành bài test trầm cảm, cá nhân có thể tự đánh giá tình trạng tâm lý của mình và tìm ra những giải pháp phù hợp. Nếu cần, hãy tìm đến cơ sở y tế và chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,539
  • Tổng lượt truy cập1,773,071
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây