Dấu hiệu bị trầm cảm khi mang thai và cách cải thiện

Khi phụ nữ trải qua sự thay đổi lớn trong cơ thể và tâm trạng, trầm cảm khi mang thai có thể xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nên việc nắm bắt đúng dấu hiệu của tình trạng này sẽ giúp các bà bầu chuẩn bị tâm lý tốt hơn kịp thời tìm kiếm được sự hỗ trợ, chăm sóc.

Dấu hiệu bị trầm cảm khi mang thai mẹ cần biết

Trầm cảm khi mang thai là một dạng rối loạn cảm xúc phổ biến, gây ra cảm giác buồn bã và mất động lực trong suốt thai kỳ. Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng cần được chú ý. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. 


Trầm cảm khi mang thai là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chú ý 

Đôi khi, mẹ bầu có thể không nhận ra mình đang gặp vấn đề này vì triệu chứng có thể giống với cảm giác mệt mỏi thông thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nhận biết sớm các dấu hiệu sau đây là vô cùng quan trọng để phụ nữ có thể kịp thời tìm kiếm sự chăm sóc tốt nhất:

  • Tâm trạng buồn bã kéo dài: Luôn cảm thấy chán nản và bi quan, không thể vui vẻ hay hào hứng với những điều xung quanh.

  • Dễ mất hứng thú: Không còn muốn tham gia vào những hoạt động mà trước đây từng yêu thích, kể cả những việc đơn giản trong đời sống hàng ngày.

  • Mệt mỏi không ngừng: Có cảm giác mệt mỏi, uể oải ngay cả khi đang nghỉ ngơi nên không hoàn thành được công việc hàng ngày.

  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ hay ngược lại ngủ nhiều hơn bình thường, thường xuyên thức dậy giữa đêm, không thể ngủ yên.

  • Thay đổi ăn uống: Thèm ăn nhiều hơn hoặc không muốn ăn gì, dẫn đến sự thay đổi cân nặng không liên quan đến thai kỳ.

  • Thay đổi tâm trạng bất thường: Thường xuyên cáu kỉnh, dễ tức giận, hoang mang và có thể bị hoảng loạn.

  • Đãng trí: Khó duy trì sự tập trung vào công việc và khó đưa ra quyết định, trí nhớ kém và dễ bị phân tâm.

  • Lo lắng quá mức: Luôn cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của thai nhi, dẫn đến căng thẳng và phiền muộn.

  • Thu mình với xã hội: Có xu hướng tự cô lập, ít giao tiếp và kết nối với gia đình và bạn bè, muốn tách biệt với thế giới xung quanh.

  • Tự trách: Thường xuyên cảm thấy bản thân không đủ tốt, có ý nghĩ tự trách mình vô dụng và có cảm giác thất bại kèm tội lỗi.

  • Biểu hiện thể chất bất thường: Nhịp tim nhanh, khó thở, đổ mồ hôi nhiều, có cảm giác như bị tấn công, choáng ngất.

  • Suy nghĩ tiêu cực về cái chết: Thường có ý nghĩ cùng kế hoạch tự sát, luôn cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.

  • Kỹ năng xã hội giảm sút: Có những hành xử và khả năng giao tiếp xã hội kém đi, khó duy trì các mối quan hệ như trước đây.

  • Rối loạn tiêu hóa: Gặp phải vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, táo bón, đầy hơi.


Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi và thay đổi cảm xúc bất thường do trầm cảm

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Những nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai thường không đứng riêng lẻ mà kết hợp với nhau, làm tăng nguy cơ bệnh lý trong thai kỳ. Việc hiểu rõ những yếu tố sau đây sẽ góp phần giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt cho quá trình này:

  • Di truyền và tiền sử bệnh lý: Trong gia đình có người từng mắc trầm cảm, mẹ bầu có thể dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, phụ nữ đã từng bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý trước khi mang thai cũng có nguy cơ cao hơn.

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, đặc biệt là estrogen và progesterone làm rối loạn hóa học não bộ, dẫn đến những thay đổi nhạy cảm về tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu.

  • Áp lực và mối quan hệ: Khi không nhận được sự chăm sóc và yêu thương đầy đủ từ gia đình và bạn đời, mẹ bầu dễ cảm thấy cô đơn, trở nên tự ti và trầm uất.

  • Lo lắng về sức khỏe thai nhi: Lo lắng thái quá về sự phát triển của thai nhi với các vấn đề như thai yếu, động thai, tiền sử sảy thai có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái trầm cảm.

  • Chuẩn bị tâm lý chưa đầy đủ: Phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, kết hôn khi còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm sống sẽ gặp khó khăn để chuẩn bị tâm lý cho thiên chức làm mẹ, dẫn đến cảm giác bối rối, áp lực và trầm cảm trong thai kỳ.

  • Khó khăn tài chính: Tài chính không ổn định với những lo lắng khi không đủ điều kiện chăm sóc con có thể khiến mẹ bầu cảm thấy bất lực, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.


Mẹ bầu dễ mắc trầm cảm do lo lắng thái quá trong suốt thời kỳ mang thai

Trầm cảm khi mang thai và những ảnh hưởng nghiêm trọng

Tình trạng trầm cảm trước khi sinh không chỉ làm giảm tâm trạng và sức khỏe của người mẹ mà còn dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của em bé, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến mẹ: Trầm cảm khi mang thai  làm giảm khả năng chăm sóc bản thân của mẹ bầu, bỏ qua các cuộc hẹn khám sức khỏe, không tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khó duy trì giấc ngủ chất lượng. Sự thay đổi này có thể khiến phụ nữ gặp vấn đề sức khỏe như đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ bị cám dỗ để sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Khi mẹ bầu bị trầm cảm, thai nhi có nguy cơ sinh non, cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn và dễ phát triển rối loạn tự kỷ hay tăng động giảm chú ý. Những trẻ sinh ra từ mẹ bị trầm cảm thường dễ cáu kỉnh, ít biểu cảm và khó tập trung khiến sự phát triển và học tập của trẻ sau này bị ảnh hưởng.

  • Ảnh hưởng đến sự chăm sóc sau sinh: Trầm cảm khi mang thai kéo dài đến giai đoạn sau sinh, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc và gắn kết với em bé. Mẹ bầu có thể khó cho con bú và chăm sóc bé do mệt mỏi.


Trầm cảm trước khi sinh gây nhiều ảnh hưởng kéo dài ngay cả khi em bé ra đời

  • Tác động đối với sức khỏe và tâm lý của mẹ: Trầm cảm trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy tuyệt vọng, mất năng lượng, dễ bị căng thẳng. Những triệu chứng này làm giảm hiệu suất công việc dẫn đến rối loạn ăn uống và giấc ngủ cũng như gây vấn đề về tài chính, tình cảm trong gia đình.

  • Nguy cơ lạm dụng chất: Phụ nữ bị trầm cảm trong thai kỳ có nguy cơ cao lạm dụng chất gây nghiện thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non. Chúng ảnh hưởng kéo dài đến sau khi sinh, làm cho quá trình hồi phục của mẹ và sự phát triển của trẻ trở nên khó khăn hơn.

Cách cải thiện trầm cảm khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu

Khi mang thai, sức khỏe tâm lý của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Đối phó với trầm cảm trong thai kỳ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và những biện pháp cải thiện sức khỏe thích hợp, cụ thể như sau:

1. Trị liệu tâm lý với chuyên gia

Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia sức khỏe là việc mà mẹ bầu cần thực hiện khi gặp phải trầm cảm trong thai kỳ. Điều này không chỉ giúp phụ nữ nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp mà còn mang lại cảm giác an tâm vào quá trình cải thiện sức khỏe. Các chuyên gia sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể, cá nhân hóa dựa trên tình trạng của từng người, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc trị liệu trầm cảm trước khi sinh.

Các chuyên gia cũng thường áp dụng những liệu pháp phù hợp như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp tâm lý cá nhân (IPT) để hỗ trợ phụ nữ mang thai. 

  • Liệu pháp nhận thức hành vi sẽ giúp mẹ bầu thay đổi cách suy nghĩ và cải thiện các hành vi không lành mạnh.

  • Liệu pháp tâm lý cá nhân tập trung vào mối quan hệ và vai trò của mẹ bầu trong xã hội thông qua các buổi trò chuyện để giúp phụ nữ mang thai nhận diện vấn đề, khơi lại khả năng phát triển bản thân, từ đó giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra trầm cảm.


Trung tâm NHC Việt Nam đem đến giải pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả cho phụ nữ mang thai gặp trầm cảm

Hiện nay đã có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý cho phụ nữ mang thai, trong đó Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nổi bật với các chương trình hỗ trợ chuyên sâu. Trung tâm không chỉ giúp khách hàng thoát khỏi trầm cảm khi mang thai mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần cả trước và sau khi sinh.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực trị liệu tâm trí tại Việt Nam, giúp mọi khách hàng tiếp cận dịch vụ can thiệp trầm cảm khi mang thai dễ dàng và thuận tiện hơn. Hoạt động với tinh thần đặt lợi ích của khách hàng và xã hội lên trên lợi ích cá nhân, NHC Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng thành công các phương pháp hỗ trợ trị liệu tâm lý, giúp phụ nữ trầm cảm khi mang thai tự tin lấy lại cuộc sống.

Phương pháp và lộ trình hỗ trợ trị liệu của Trung tâm được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ chuyên môn từ Viện Nghiên cứu Tâm lý và Phát triển Con người. Những buổi hỗ trợ trị liệu riêng biệt theo tình trạng cụ thể của khách hàng được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mục tiêu là giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm, giải quyết dứt điểm rối loạn này và phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên.

Trung tâm NHC Việt Nam không chỉ nổi bật với phương pháp hỗ trợ trị liệu độc quyền mà còn mang đến cho khách hàng kỹ năng giải quyết tận gốc vấn đề. Các mẹ bầu được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tâm trí và hạn chế tối đa tình trạng tái phát rối loạn tâm lý, tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc.

Trung tâm đảm bảo đồng hành cùng khách hàng kể cả sau quá trình hỗ trợ trị liệu, mang lại niềm tin tích cực và khả năng xử lý căng thẳng trong cuộc sống. NHC Việt Nam đã giúp nhiều phụ nữ vượt qua khó khăn từ trầm cảm khi mang thai, cải thiện sức khỏe cả trước và sau khi sinh một cách an toàn và hiệu quả.

Hơn nữa, tại đây đã kết hợp nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm trí, khoa học trị liệu cùng các quy luật tự nhiên và vũ trụ. Điều này không chỉ giúp khách hàng khi mang thai có thể cải thiện tinh thần mà còn hướng tới sức khỏe toàn diện và một cuộc sống hạnh phúc bên cạnh con cái.


Khách hàng cảm nhận được giá trị cuộc sống sau khi kết thúc lộ trình hỗ trợ trị liệu tại NHC Việt Nam

Những nỗ lực không ngừng của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang giúp cho nhiều khách hàng tìm lại niềm vui khi mang thai, cảm nhận được giá trị cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cùng gia đình. Trung tâm sẽ tiếp tục là địa chỉ đáng tin cậy, nơi mà mọi khách hàng khi đến đây có thể tìm thấy sự chăm sóc toàn diện để sống thật bình an.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Cải thiện tại nhà

Việc chăm sóc bản thân, duy trì lối sống lành mạnh và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân có thể giúp mẹ bầu vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Để có thể quản lý trầm cảm hiệu quả, phụ nữ trước khi sinh cần áp dụng những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà sau đây:


Những bản nhạc nhẹ sẽ giúp mẹ bầu thư giãn trong suốt thời kỳ mang thai tốt hơn

  • Bổ sung vitamin Axit folic, vitamin D và omega - 3 theo sự tư vấn từ chuyên gia để sử dụng sản phẩm phù hợp

  • Dành thời gian chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động thư giãn và tự thưởng cho mình

  • Thực hành thiền định thư giãn mỗi ngày

  • Massage nhẹ nhàng trong khi mang thai để cải thiện tuần hoàn máu

  • Học cách hít thở sâu bằng nhiều kỹ thuật 

  • Nghe sách nói về các chủ đề yêu thích

  • Thực hiện các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, làm đồ thủ công, viết nhật ký

  • Tham gia các lớp học trực tuyến để học thêm các kỹ năng mới, theo đuổi sở thích cá nhân qua các lớp học trực tuyến

  • Xem những bộ phim hài hước để cười nhiều hơn

  • Trồng và chăm sóc cây cảnh 

  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến, trực tiếp để chia sẻ kinh nghiệm và nhận sự động viên từ những người có cùng hoàn cảnh

  • Tự học nấu ăn, học và thực hiện các công thức nấu ăn mới đảm bảo dinh dưỡng

  • Thực hành viết nhật ký bằng cách ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc hàng ngày

  • Dành thời gian đi dạo trong công viên, khu vực có nhiều cây xanh

  • Tham gia các lớp yoga cho bà bầu

  • Dành một góc nhỏ trong nhà để tạo không gian thư giãn với nến thơm, đèn dịu và những vật dụng yêu thích

Nhận thức và chăm sóc cho phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai là cách để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Với sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia, mẹ bầu có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này và chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của em bé.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,576
  • Tổng lượt truy cập1,773,108
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây