Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: Thực trạng và hậu quả khó lường

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến sức khỏe tổng thể và khả năng học tập của các bạn trẻ. Với những thay đổi lớn trong cuộc sống và sự phát triển của bản thân, việc nắm bắt và điều trị sớm tình trạng này sẽ giúp các em ở lứa tuổi này vượt qua thách thức để duy trì cân bằng cuộc sống.

Thực trạng trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên là một rối loạn tâm trạng nghiêm trọng, khiến các bạn trẻ trải qua cảm giác buồn bã kéo dài, mất hứng thú với các hoạt động và khó thực hiện các công việc hàng ngày.


Trầm cảm ở thanh thiếu niên đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia

Tỷ lệ thanh thiếu niên mắc trầm cảm đang gia tăng đáng báo động trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 20% trẻ vị thành niên trên toàn thế giới mắc rối loạn tâm thần, với 50% bệnh nhân trầm cảm xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở độ tuổi 14.

Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy 26,3% trẻ vị thành niên bị trầm cảm, 6,3% có suy nghĩ về cái chết, 4,6% lập kế hoạch tự tử và 5,8% cố gắng tự tử. Tình trạng này đang gia tăng nhưng vẫn chưa được nhận diện và can thiệp kịp thời.

Những yếu tố nguyên nhân sau đây có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tâm lý của các bạn trẻ và dẫn đến trầm cảm ở tuổi vị thành niên:

  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người mắc trầm cảm, nguy cơ các bạn trẻ bị bệnh này sẽ cao hơn nhiều.

  • Biến đổi hormone: Giai đoạn dậy thì mang lại nhiều thay đổi về hormone và nó ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.

  • Áp lực học tập: Nhiều trẻ vị thành niên phải đối mặt với áp lực học tập rất lớn từ trường học và gia đình. Sự kỳ vọng quá cao về điểm số có thể khiến các em cảm thấy căng thẳng, thất vọng, từ đó dễ dẫn đến trầm cảm.


Áp lực học tập là nguyên nhân gây ra căng thẳng dẫn đến trầm cảm ở tuổi vị thành niên

  • Các mối quan hệ: Những mâu thuẫn trong mối quan hệ bạn bè, gia đình, yêu đương dẫn đến cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi và làm gia tăng nguy cơ trầm cảm.

  • Tổn thương tâm lý: Những trải nghiệm tiêu cực như bị bắt nạt, lạm dụng, tổn thương tâm lý có thể để lại vết thương trong tâm trí trẻ, dẫn đến cảm giác không an toàn và trầm cảm.

  • Lối sống không lành mạnh: Các thói quen như ăn uống không điều độ, thiếu ngủ, nghiện game, sử dụng chất kích thích đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

  • Tác động của công nghệ: Việc tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử và mạng xã hội có thể khiến trẻ cảm thấy thế giới ảo trở nên quan trọng hơn thế giới thực. Nó dẫn đến cảm giác tự ti và chán nản, nhất là khi trẻ phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá của người khác trên mạng.

 

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên và dấu hiệu nhận biết

Khi trẻ vị thành niên mắc phải trầm cảm, các dấu hiệu có thể không rõ ràng như ở người lớn. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp mà phụ huynh và người chăm sóc nên lưu ý:


Trẻ vị thành niên thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực nghiêm trọng khi mắc trầm cảm

  • Thường xuyên mang tâm trạng buồn rầu, cô đơn, cáu giận với những vấn đề nhỏ nhặt

  • Thiếu năng lượng mất dần niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây

  • Suy nghĩ bi quan và vô vọng về tương lai, cảm thấy bản thân vô dụng và thiếu tự tin

  • Thường xuyên rơi vào lo âu, dễ bị kích động và có cảm giác bồn chồn không rõ lý do

  • Khó tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định

  • Dấu hiệu ngủ quá nhiều, thường xuyên thức dậy giữa đêm

  • Thay đổi thói quen ăn uống quá mức hoặc không muốn ăn, dẫn đến sự thay đổi đáng kể về cân nặng

  • Thường có ý nghĩ tự tử, thực hiện hành động làm đau bản thân như cắt tay, đập đầu vào tường

  • Thường xuyên kêu ca về các cơn đau như đau đầu, đau bụng, đau lưng mà không có lý do y học rõ ràng

  • Có sự thay đổi trong học tập với kết quả sa sút, bất thường trong thành tích

  • Bắt đầu tránh xa bạn bè, gia đình và có xu hướng tự cô lập bản thân

  • Có hành vi chống đối, không lắng nghe và thường xuyên cãi vã với người xung quanh, gây ra hiểu lầm rằng đó chỉ là sự nổi loạn của tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên và hậu quả khó lường

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Tình trạng thiếu động lực và mất hứng thú khiến các em không còn tập trung vào học tập, dẫn đến sa sút đáng kể trong kết quả học hành. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tương lai học tập và phát triển nghề nghiệp.


Trẻ vị thành niên mắc trầm cảm sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc tương lai

Bên cạnh đó, trẻ bị trầm cảm thường ít tham gia vào các hoạt động thể chất, điều này làm giảm cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng sẽ dẫn đến việc thiếu đi sự vui vẻ trong cuộc sống cũng như không còn hứng thú với các hoạt động mà trước đây từng yêu thích.

Ngoài ra, những rối loạn hành vi như bốc đồng và gây hấn cũng thường xuyên xảy ra ở trẻ vị thành niên bị trầm cảm. Những mệt mỏi và rối loạn cảm xúc khiến các em dễ cáu gắt và khó kiểm soát cảm xúc, làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trong các mối quan hệ cá nhân và xã hội.

Làm sao để vượt qua trầm cảm ở tuổi vị thành niên?

Vượt qua trầm cảm ở tuổi vị thành niên là hành trình đầy thử thách nhưng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ. Trong giai đoạn này, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia sức khỏe tâm thần đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp các bạn trẻ giải quyết tình trạng này hiệu quả. 

1. Trị liệu tâm lý

Đưa trẻ đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn tạo cơ hội để trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết nhằm đối phó với thách thức trong cuộc sống. Mặc dù quá trình trị liệu tâm lý có thể kéo dài và đòi hỏi thực hiện nhiều lần, nhưng  chúng lại cần thiết để đảm bảo trẻ nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp. Các chuyên gia sẽ theo dõi tiến trình và điều chỉnh kế hoạch trị liệu dựa trên các triệu chứng cụ thể và mức độ trầm cảm. 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang là đơn vị sở hữu cơ sở vật chất hiện đại cùng trang thiết bị tiên tiến, mang đến môi trường lý tưởng cho quá trình hỗ trợ trị liệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Với không gian rộng rãi, các phòng trị liệu được thiết kế để tạo cảm giác thoải mái nhằm khiến khách hàng dễ dàng tiếp cận và tham gia buổi trị liệu. Bên cạnh đó, Trung tâm còn áp dụng quy mô phương pháp hỗ trợ trị liệu đa dạng, kết hợp giữa các liệu pháp truyền thống và hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.


Phương pháp hỗ trợ trị liệu tại NHC Việt Nam giúp nhiều khách hàng vượt qua vấn đề tâm lý theo từng giai đoạn

Đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm được biết đến với sự tận tâm và chuyên môn cao. Mỗi chuyên gia đều có kinh nghiệm dày dặn khi hỗ trợ trị liệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên, luôn lắng nghe và thấu hiểu cho từng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, trẻ có thể vượt qua các triệu chứng trầm cảm với sự đồng hành, hỗ trợ từ các chuyên gia nhằm để khách hàng “nhỏ tuổi” cảm nhận được sự an tâm và tin tưởng.

Trung tâm NHC Việt Nam luôn đặt sự an toàn của trẻ vị thành niên lên hàng đầu khi triển khai các phương pháp hỗ trợ trị liệu. Các liệu pháp tại đây được thiết kế để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực. Những phương pháp hỗ trợ trị liệu như nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp gia đình đã tạo ra môi trường trị liệu tâm lý an toàn và thân thiện cho trẻ.

Một trong những điểm mạnh của Trung tâm NHC Việt Nam là khả năng giải quyết nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Các chuyên gia tại đây sẽ cùng trẻ khám phá và hiểu rõ những nguyên nhân sâu xa dẫn đến rối loạn này, qua đó dễ dàng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Qua quá trình hỗ trợ trị liệu, khách hàng sẽ học được cách nhận diện và đối phó với các tác nhân gây stress, giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm tái phát.

Đặc biệt, tại đây còn tập trung hỗ trợ trị liệu cá nhân và thực hiện nhiệm vụ gắn kết trẻ vị thành niên với gia đình thông qua liệu pháp gia đình. Thông qua tham gia cùng nhau trong các buổi hỗ trợ trị liệu, cha mẹ cũng hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ gia đình vững chắc, tạo nền tảng hỗ trợ lớn cho quá trình phục hồi sức khỏe tổng thể của trẻ.

Sau quá trình hỗ trợ trị liệu tại Trung tâm, nhiều trẻ vị thành niên đã tìm thấy khởi đầu mới cho cuộc sống của mình. Không chỉ vượt qua được trầm cảm, nhiều em còn phát triển được kỹ năng sống cần thiết, tự tin và lạc quan hơn. Trung tâm luôn đồng hành trong từng bước đi để các em cảm nhận được sự thay đổi tích cực và tìm thấy niềm hứng khởi trước tương lai.


Khách hàng tìm được động lực sống sau hỗ trợ trị liệu tại NHC Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam mang đến giải pháp toàn diện và hiệu quả cho việc trị liệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Đến với NHC Việt Nam, mọi khách hàng sẽ được chăm sóc toàn diện, từ sức khỏe tinh thần đến mối quan hệ gia đình xung quanh nhằm mở ra một tương lai tươi sáng và đầy hy vọng.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Sự hỗ trợ tại nhà của cha mẹ

Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này, sự hỗ trợ từ cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những cách thiết thực sau đây nên được áp dụng và hướng dẫn con cái khi đồng hành cùng trẻ trong hành trình phục hồi tâm lý:


Sự thấu hiểu của gia đình là cách cải thiện trầm cảm ở tuổi vị thành niên hiệu quả

  • Khuyến khích và cùng trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao và lao động hợp lý để cải thiện sức khỏe, tạo cơ hội kết nối gần gũi hơn

  • Đảm bảo mang đến cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần

  • Dành thời gian trò chuyện với trẻ để lắng nghe và hiểu rõ những lo lắng, cảm xúc của con

  • Đừng ngần ngại trao đổi với giáo viên của con để có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe.

  • Quan sát kỹ lưỡng hành vi của trẻ và phát hiện sớm các dấu hiệu tiêu cực như ý nghĩ tự sát để bảo vệ khỏi những nguy cơ nghiêm trọng

  • Đảm bảo trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tham gia các buổi hẹn với chuyên gia tâm lý

  • Hướng dẫn trẻ những kỹ năng cần thiết nhằm đối phó với stress, tự tin hơn khi đối mặt với các thách thức trong cuộc sống.

  • Tạo ra môi trường tích cực để bảo vệ con khỏi căng thẳng, bạo lực. Đồng thời xây dựng gia đình lành mạnh để trẻ cảm thấy được yêu thương hơn.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm và xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến sức khỏe tâm lý, đời sống của các bạn trẻ. Việc xã hội và gia đình có những mặt hỗ trợ tích cực và đem đến nguồn lực cần thiết sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này cảm thấy được quan tâm và có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,572
  • Tổng lượt truy cập1,773,104
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây