Bài test trầm cảm sau sinh EPDS - Đánh giá mức độ online

Sau khi sinh con, nhiều chị em có thể trải qua những thay đổi cảm xúc phức tạp. Đó là lý do bài test trầm cảm sau sinh EPDS được phát triển để hỗ trợ phụ nữ trong giai đoạn này, từ đó phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và tìm được sự giúp đỡ cần thiết.

Khi nào nên thực hiện bài test trầm cảm sau sinh EPDS?

Sau thời kỳ sinh nở, người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Sức khỏe yếu, phải chăm sóc và nuôi con, khiến các mẹ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Những yếu tố bên trong và môi trường tác động có thể làm tâm lý suy sụp, dẫn đến trầm cảm sau sinh.


Trầm cảm sau sinh là vấn đề nghiêm trọng mà phụ nữ phải đối mặt 

Trầm cảm ở giai đoạn này khiến người mẹ luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản. Tình trạng này còn thể hiện qua việc ít nói, lầm lì, không muốn giao tiếp và dễ cáu giận. Các dấu hiệu nghiêm trọng khác như mất ngủ, mất tập trung, có ý nghĩ tự tử hay làm hại con nếu không được quan tâm và can thiệp triệt để thì sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy nên bài test đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS được khuyến cáo sử dụng để tầm soát trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh con. Chị em phụ nữ có thể tự thực hiện tại nhà hoặc chủ động đề nghị thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám tâm lý chuyên sâu.

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS online, miễn phí

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) là một công cụ đánh giá nhanh tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Phát triển bởi các nhà tâm lý học hàng đầu, EPDS hiện được Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng để tầm soát trầm cảm ở giai đoạn này.


Bài test EPDS có thể đánh giá nhanh tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Bài test EPDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phản hồi tương ứng với 4 mức độ cảm xúc mà phụ nữ trải qua trong tuần. Các câu hỏi này tập trung vào các triệu chứng và hành vi tâm lý của mẹ, giúp đánh giá mức độ trầm cảm với các triệu chứng như buồn bã, mất ngủ, khó ngủ, cảm giác tội lỗi.

Các bước thực hiện bài test mà người thực hiện cần lưu ý cụ thể như sau:

  • Trả lời câu hỏi: Mẹ sẽ tự mình trả lời từng câu hỏi trong bảng EPDS, chọn một câu trả lời mô tả gần nhất với tình trạng tâm lý trong 7 ngày qua.

  • Tính tổng điểm: Mỗi câu trả lời tương ứng với một số điểm nhất định, cộng tất cả điểm của 10 câu hỏi để tiến hành đối chiếu kết quả.

  • Đối chiếu kết quả: Tổng điểm dao động từ 0 - 30, mẹ tiến hành đối chiếu với thang đo để xác định mức độ trầm cảm sau sinh của mình.

Nội dung 10 câu hỏi trong bài test EPDS đơn giản như sau:

Câu 1: Bạn có thể cười và thấy câu chuyện hài hước không?

  • Vẫn như trước đây (0 điểm)

  • Hiện giờ không nhiều như trước (1 điểm)

  • Rõ ràng hiện giờ có giảm sút (2 điểm)

  • Hầu như không thể (3 điểm)

Câu 2: Bạn có thấy hân hoan đón nhận mọi việc và vẫn giữ được thú vui trước đây không?

  • Vẫn như trước kia (0 điểm)

  • Hơi giảm hơn so với trước đây (1 điểm)

  • Rõ ràng giảm so với trước đây (2 điểm)

  • Hầu như không thể (3 điểm)

Câu 3: Bạn có tự trách hay đổ lỗi cho chính mình khi có chuyện sai không?

  • Không, không bao giờ (0 điểm)

  • Không thường xuyên (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng (2 điểm)

  • Luôn luôn (3 điểm)

Câu 4: Bạn có thấy lo lắng hoặc lo âu không rõ lý do không?

  • Không bao giờ (0 điểm)

  • Hiếm khi (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng (2 điểm)

  • Thường xuyên (3 điểm)

Câu 5: Bạn có cảm thấy lo sợ, hoảng loạn mà không có lý do chính đáng không?

  • Không có (0 điểm)

  • Rất ít, không nhiều lắm (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng (2 điểm)

  • Thường xuyên (3 điểm)

Câu 6: Bạn có cảm thấy quá sức và mọi việc trở nên cực kỳ khó khăn không?

  • Tôi vẫn kiểm soát và xử lý mọi việc rất tốt (0 điểm)

  • Hầu hết thời gian tôi kiểm soát và xử lý tốt mọi việc (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng tôi thấy quá sức (2 điểm)

  • Tôi gần như không thể xử lý hay kiểm soát mọi việc (3 điểm)

Câu 7: Bạn có từng cảm thấy không vui đến mức trằn trọc không ngủ được?

  • Không chút nào (0 điểm)

  • Có nhưng không thường xuyên (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng (2 điểm)

  • Hầu hết thời gian đều không vui tới mức khó ngủ (3 điểm)

Câu 8: Bạn có thấy buồn hay bất hạnh không?

  • Không bao giờ (0 điểm)

  • Thỉnh thoảng thấy buồn, bất hạnh (1 điểm)

  • Khá thường xuyên (2 điểm)

  • Hầu hết thời gian đều thấy buồn hoặc bất hạnh (3 điểm)

Câu 9: Bạn có từng thấy buồn đến mức phát khóc không?

  • Không chưa bao giờ (0 điểm)

  • Thỉnh thoảng (1 điểm)

  • Khá thường xuyên (2 điểm)

  • Hầu hết thời gian đều thấy buồn đến mức phát khóc (3 điểm)

Câu 10: Bạn đã từng có ý nghĩ tự tổn thương mình chưa?

  • Không chưa bao giờ (0 điểm)

  • Hiếm khi (1 điểm)

  • Thỉnh thoảng (2 điểm)

  • Thường xuyên muốn tự tổn thương chính mình (3 điểm)

Sau khi hoàn thành bài test, tổng điểm sẽ dao động từ 0 - 30 và được đối chiếu với thang đo để xác định mức độ trầm cảm:

  • Tổng điểm dưới 9: Chưa có dấu hiệu trầm cảm.

  • Tổng điểm từ 9 - 12: Trầm cảm mức độ nhẹ.

  • Tổng điểm trên 12: Trầm cảm sau sinh mức độ vừa và nặng.

Việc sử dụng bài test này nên được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia y tế để đảm bảo tính chính xác cũng như hiệu quả trong việc đánh giá và điều trị trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS có đánh giá mức độ chính xác không?

Bài test EPDS là một công cụ hữu ích giúp các bà mẹ tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân sau sinh. Đây là bài test được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế uy tín để sàng lọc triệu chứng của bệnh.


EPDS là công cụ hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm sau sinh với độ tin cậy cao

Các nghiên cứu của thang đo EPDS thu thập dữ liệu từ nhiều phụ nữ sau sinh, sử dụng phương pháp thống kê để phân tích và so sánh kết quả với các tiêu chuẩn khác để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của nó. Kết quả nghiên cứu đã được công bố rộng rãi trong các tạp chí chuyên ngành và cộng đồng y tế, khẳng định rằng đây là một công cụ quan trọng trong việc xác định trầm cảm sau sinh.

Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tham khảo và không thể đánh giá chính xác hoàn toàn mức độ trầm cảm của người bệnh. Dựa vào kết quả bài test, chị em có thể nhận biết tình trạng mình gặp phải và từ đó tìm kiếm phương án xử lý phù hợp.

Những lưu ý cho mẹ sau khi thực hiện bài test trầm cảm sau sinh EPDS

Bài test EPDS chỉ là một phần trong quá trình đánh giá trầm cảm sau sinh nên nếu có dấu hiệu, mẹ bỉm cần tiếp tục thực hiện các bước khác như theo dõi và xử lý vấn đề tùy theo từng trường hợp cụ thể. Quan trọng là người bệnh nên tiếp tục theo dõi tình trạng tâm lý của mình và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý.

Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp can thiệp hiệu quả, các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe sẽ thực hiện các bước đánh giá chuyên sâu. Chỉ sau khi có chẩn đoán cụ thể, chuyên gia mới có thể thiết lập một kế hoạch xử lý phù hợp, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe tinh thần của người mẹ.

Các phương pháp mà chuyên gia áp dụng để chẩn đoán và hỗ trợ trị liệu cho bệnh nhân thường là các cuộc trò chuyện tham vấn, đánh giá tình trạng thông qua các bài kiểm tra bổ sung. Đó có thể là các phương pháp như liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc nhóm, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và thậm chí là can thiệp bằng thuốc nếu cần thiết. Mục tiêu của chúng là giúp phụ nữ có cách thức quản lý triệu chứng trầm cảm, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.


Trung tâm NHC Việt Nam giúp khách hàng duy trì trạng thái tâm lý ổn định để đạt được cuộc sống hạnh phúc

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một địa chỉ đáng tin cậy cho mọi phụ nữ sau sinh, là mang đến trải nghiệm hỗ trợ trị liệu tốt nhất cho sức khỏe tổng thể. Trung tâm có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, tận tâm với công việc, luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng khách hàng. Các phương pháp toàn diện nơi đây đã giúp cho khách hàng vượt qua trầm cảm sau sinh để tạo dựng lại cuộc sống tinh thần vui khỏe, bình yên.

Trung tâm luôn đặt sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh lên hàng đầu. Khi tham vấn tâm lý tại đây, các bà mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Những buổi tham vấn không chỉ giải tỏa được những lo lắng, sợ hãi mà còn giúp khách hàng nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, từ đó tạo dựng niềm tin vào bản thân và tương lai.

Một trong những ưu điểm nổi bật của NHC Việt Nam là khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe tinh thần của khách hàng. Với các phương pháp đánh giá tiên tiến, Trung tâm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề của mình. Nhờ đó, phụ nữ sau sinh có thể nhận ra nguồn gốc của những cảm xúc tiêu cực và tìm ra cách để kiểm soát chúng hiệu quả.

Trung tâm luôn lựa chọn những phương pháp hỗ trợ trị liệu an toàn và tự nhiên cho phụ nữ sau sinh. Các liệu pháp không dùng thuốc đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người mẹ, qua đó phục hồi một cách tự nhiên. Việc này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nuôi con nhỏ, khi người mẹ cần duy trì một trạng thái tâm lý ổn định và khỏe mạnh.

Mặt khác, quá trình trị liệu tại NHC Việt Nam luôn đặt mục tiêu hướng dẫn khách hàng làm chủ bản thân. Khách hàng sau sinh sẽ học cách quản lý cảm xúc, kiểm soát căng thẳng và xây dựng lại khả năng tự tin để chăm sóc con cái và gia đình một cách tốt nhất.

Hơn nữa, Trung tâm NHC Việt Nam cũng khuyến khích sự đồng hành của gia đình trong quá trình hỗ trợ trị liệu. Gia đình chính là nguồn động viên quan trọng đem lại động lực tích cực trong việc giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh. Sự gắn kết gia đình giúp người mẹ cảm thấy được yêu thương, chia sẻ và tự tin hơn trong vai trò của mình.


Khách hàng tự tin chăm sóc bản thân và gia đình sau khi được can thiệp vấn đề tâm lý tại NHC Việt Nam

Sự theo dõi sát sao từ NHC Việt Nam đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời và phù hợp. Ngoài ra chuyên gia còn theo dõi tiến trình hồi phục của khách hàng một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng mỗi khách hàng đều có được sự chăm sóc toàn diện và vượt qua trầm cảm sau sinh mà không lo tái phát.

Mọi nỗ lực tận tâm và chuyên nghiệp tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã trở thành điểm tựa vững chắc cho khách hàng sau sinh. Đến với NHC Việt Nam, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chất lượng và hiệu quả để tạo dựng một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS được xem là một công cụ quan trọng để tầm soát và đánh giá tình trạng trầm cảm sau sinh. Việc sử dụng bài test này không chỉ giúp phát hiện sớm và đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời mà còn góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý cho phụ nữ trước và sau khi sinh.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,542
  • Tổng lượt truy cập1,773,074
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây