Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì và phương pháp can thiệp

Trầm cảm ở tuổi dậy thì không còn là hiện tượng hiếm gặp mà đã trở thành một vấn đề sức khỏe tâm lý nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến học tập, các mối quan hệ và sự tự tin của các em. Vậy nên sự quan tâm đúng mức tình trạng này sẽ giúp gia đình và xã hội đồng hành cùng các em vượt qua giai đoạn đầy khó khăn.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì đánh dấu giai đoạn chuyển từ trẻ em sang trưởng thành, với nhiều biến đổi về tư duy, suy nghĩ, vóc dáng và thể chất. Những thay đổi này khiến trẻ gặp khó khăn để thích nghi và tình trạng hormone không ổn định càng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi dậy thì.


Trẻ em bước sang tuổi dậy thì thường dễ mắc phải rối loạn tâm lý như trầm cảm

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng rối loạn tâm lý nghiêm trọng xuất hiện trong giai đoạn từ 13 - 18 tuổi, gây ra tâm trạng buồn bã, mất hứng thú, tự ti. Những cảm xúc này kéo dài và tạo áp lực lên tâm trí, gây khó khăn trong học tập và các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của các em.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ. Khi con bước vào giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những thay đổi để phát hiện sớm dấu hiệu của trầm cảm sau đây để từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời:

  • Mất hứng thú với mọi thứ: Trẻ có thể mất dần niềm vui và sự quan tâm đến các hoạt động mà trước đây từng yêu thích. Thay vì tham gia các hoạt động xã hội, trò chơi thì các em thu mình lại và không muốn trò chuyện kể cả với người thân trong gia đình.

  • Dễ nổi giận vô cớ: Áp lực kéo dài khiến trẻ dễ tức giận và mất khả năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến la hét, đập phá đồ đạc.

  • Khó tập trung: Tâm trạng buồn bã, suy nghĩ tiêu cực và sự bất ổn về tâm lý khiến trẻ mệt mỏi và khó tập trung vào việc học. Đồng thời các em hay quên, không thể ghi nhớ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, dẫn đến kết quả học tập sa sút.

  • Cảm thấy bản thân vô dụng: Trẻ dậy thì mắc trầm cảm thường có cảm giác bản thân vô dụng và tự dằn vặt khả năng của mình, dẫn đến việc không muốn thực hiện các công việc hàng ngày.

  • Nhạy cảm với những lời phê bình: Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến các em trở nên nhạy cảm với những lời nhận xét, góp ý do dễ cảm thấy bị xúc phạm và thường phản kháng lại bằng cách tức giận, bỏ đi.

  • Trạng thái tiêu cực: Cảm giác buồn bã, chán nản là dấu hiệu phổ biến của trầm cảm khiến trẻ rơi vào trống rỗng, có cảm giác tự ti, mất hứng thú và không có năng lượng trong nhiều tuần liền.

  • Thay đổi thói quen ngủ: Trẻ trải qua thay đổi về thói quen ngủ như mất ngủ hoặc ngược lại ngủ quá nhiều.

  • Ý định tự sát, tự hại: Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ có ý định tự sát hoặc tự làm đau mình như một lời kêu cứu để thoát khỏi cảm giác đau đớn và tuyệt vọng.


Trầm cảm ở tuổi dậy thì có nhiều dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý ở con trẻ

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm và phức tạp, với nhiều thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý. Những nguyên nhân gây ra trầm cảm ở giai đoạn này thường là:

  • Áp lực học tập: Lứa tuổi học sinh thường phải đối mặt với áp lực từ việc đạt điểm số cao, vượt qua các kỳ thi, bị ám ảnh bởi thành tích học tập và lo sợ không đạt được kỳ vọng của gia đình cùng thầy cô. Tình trạng căng thẳng kéo dài từ áp lực này có thể dẫn đến chán nản, mệt mỏi và cuối cùng là trầm cảm.

  • Gia đình gặp phải biến cố: Gia đình gặp biến cố như ly hôn, mất mát người thân, xảy ra mâu thuẫn khiến trẻ dễ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình cảm từ người thân là một nguyên nhân  dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì.

  • Thiếu sự đồng cảm: Ở độ tuổi này, trẻ trải qua nhiều thay đổi về ngoại hình, tính cách và cảm xúc mà nếu không có sự chia sẻ và thấu hiểu từ mọi người sẽ dẫn đến cô đơn, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và trầm cảm.


Trẻ bị cô lập thường dễ tổn thương và mắc phải trầm cảm

  • Bạo lực học đường: Ngày càng nhiều trẻ em phải chịu đựng bạo lực học đường, bị bắt nạt, cô lập, xâm hại tâm lý dẫn đến uất ức và tổn thương sâu sắc. 

  • Mất cân bằng hormone: Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì như estrogen ở nữ và testosterone ở nam làm cho trẻ cảm thấy bất ổn và khó kiểm soát cảm xúc, dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm tuổi dậy thì và những ảnh hưởng đến đời sống

Một trong những tác hại rõ rệt nhất của trầm cảm tuổi dậy thì là trẻ thường khó tập trung, giảm trí nhớ và mất hứng thú với các hoạt động học tập khiến kết quả học tập giảm sút, kéo theo đó là cảm giác buồn bã, tự ti và bi quan.

Bên cạnh đó, trầm cảm còn ảnh hưởng đến các kỹ năng sinh tồn và phản ứng của trẻ đối với tình huống căng thẳng. Các em có thể phản ứng với những suy nghĩ tiêu cực bằng hành vi tự hủy hoại như cắt tay, nhốt mình trong phòng, sử dụng chất kích thích. Những hành vi này dễ bị hiểu nhầm là nổi loạn tuổi dậy thì, dẫn đến việc trẻ không nhận được sự quan tâm cần thiết mà thay vào đó là những lời chỉ trích, phê bình gay gắt từ gia đình và xã hội.


Trẻ có hành vi thu mình lại khi mắc phải trầm cảm tuổi dậy thì

Hơn nữa, trầm cảm ở giai đoạn này còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và thể chất. Trẻ có thể mất dần năng lượng, cảm thấy cô đơn và bị cách ly khỏi xã hội. Tư duy tiêu cực khiến các em không dám thể hiện bản thân, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển và thực hiện ước mơ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thanh thiếu niên có thể tìm đến các phương pháp tiêu cực như sử dụng bia rượu, chất kích thích và thậm chí tự tử.

Các phương pháp can thiệp trầm cảm tuổi dậy thì

Trong cuộc sống hiện đại, trầm cảm ở tuổi dậy thì đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý và phát triển của trẻ. Cho nên việc hiểu rõ và áp dụng các phương pháp can thiệp kịp thời sau đây là điều vô cùng quan trọng để trẻ lấy lại cân bằng và xây dựng cuộc sống tích cực:

1. Đưa trẻ đến gặp chuyên gia

Nếu trẻ có dấu hiệu trầm cảm, nên đưa đến gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tiến hành đánh giá chuyên sâu nhằm xác định tình trạng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Tâm lý trị liệu với các liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp hành vi biện chứng, đã chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện cảm xúc và hành vi của trẻ ở tuổi dậy thì.

Tâm lý trị liệu giúp trẻ gỡ bỏ những khúc mắc trong tâm trí, giảm bớt căng thẳng và xây dựng những suy nghĩ tích cực. Chuyên gia sẽ trò chuyện trực tiếp và sử dụng các kỹ thuật chuyên môn để khuyến khích trẻ chia sẻ vấn đề của mình, giúp các em tự nhận thức và đón nhận các vấn đề một cách cởi mở. Quá trình này làm trẻ cảm thấy được lắng nghe và giúp thay đổi những tư duy lệch lạc bằng nhận thức đúng đắn hơn.


NHC Việt Nam hỗ trợ trị liệu cho rối loạn tâm lý tuổi dậy thì vô cùng hiệu quả

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là điểm đến đáng tin cậy cho các vấn đề tâm lý, đặc biệt là trầm cảm ở tuổi dậy thì. Cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp hỗ trợ trị liệu không dùng thuốc, Trung tâm đã giúp nhiều trẻ em và thanh thiếu niên vượt qua khó khăn tâm lý cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Môi trường tại Trung tâm rất thân thiện và thoải mái, tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng chia sẻ và bày tỏ cảm xúc của mình.

Trung tâm áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ trị liệu tâm lý đa dạng mà chúng giúp khách hàng tạo dựng sự tự tin, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và cải thiện mối quan hệ xã hội. Các chuyên gia tại đây cam kết giúp khách hàng giảm triệu chứng trầm cảm và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để phát triển toàn diện.

Một trong những ưu điểm nổi bật của Trung tâm NHC Việt Nam là việc không sử dụng thuốc trong quá trình hỗ trợ trị liệu. Trung tâm sử dụng các kỹ thuật ngôn ngữ và giao tiếp để tác động sâu tới tâm trí của trẻ, từ đó tìm ra nguyên nhân gây rối loạn và xây dựng phác đồ phù hợp. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ, đồng thời tránh được các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Ngoài việc mang đến các phương pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả, tại đây còn chú trọng đến việc gắn kết giữa cha mẹ và con cái. NHC Việt Nam không chỉ hỗ trợ trẻ về mặt cá nhân mà còn đồng hành cùng phụ huynh để cải thiện mối quan hệ gia đình và làm tăng thêm sự hiểu biết về các phương pháp chăm sóc tâm lý.

Hơn nữa, Trung tâm cũng đặc biệt quan tâm đến sự phát triển thể chất của trẻ em và thanh thiếu niên bên cạnh việc cải thiện tình trạng tâm lý. Khách hàng nhỏ tuổi tại đây được hướng dẫn cách duy trì lối sống lành mạnh để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường và cảm nhận được hạnh phúc.

Không chỉ hỗ trợ trị liệu cá nhân, Trung tâm NHC Việt Nam còn đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Chuyên gia sẽ làm việc cùng trường học, thầy cô giáo và phụ huynh để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần, giúp học sinh sinh viên xử lý thông tin tiêu cực và kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn. Qua đó khách hàng có thể cải thiện kết quả học tập và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của mình.


Trung tâm NHC Việt Nam can thiệp vấn đề tâm lý ở tuổi dậy thì mà không dùng thuốc

Sự cam kết của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam trong việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ trị liệu không dùng thuốc, cùng với sự đồng hành bền bỉ từ gia đình đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự hồi phục sức khỏe tinh thần và phát triển bền vững của từng khách hàng.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Điều trị tại nhà

Khi gặp phải tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì, việc điều trị tại nhà có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên hồi phục bằng cách áp dụng những biện pháp sau đây:


Trẻ em và thanh thiếu niên cần tham gia hoạt động thể chất để cân bằng tâm trí và sức khỏe

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ những bữa ăn ngon lành mạnh với các thực phẩm giàu omega - 3, axit folic và vitamin B (cá, rau xanh và trái cây.)

  • Khuyến khích thể dục thường xuyên: Tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, tập luyện yoga.

  • Giảm thiểu stress: Áp dụng các kỹ năng quản lý stress như yoga, ngồi thiền, hít thở sâu để thư giãn hơn.

  • Duy trì kết nối xã hội: Khuyến khích trẻ gắn bó với gia đình cùng bạn bè để giảm cảm giác cô đơn và nhận được sự quan tâm từ mọi người xung quanh.

  • Hỗ trợ tinh thần từ gia đình: Tạo không gian gần gũi để con chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của mình mà không bị chỉ trích.

  • Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Giảm thiểu thời gian trên các mạng xã hội và thiết bị điện tử để cải thiện giấc ngủ.

  • Tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái: Đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ luôn thân thiện và tích cực, không có áp lực.

  • Khám phá sở thích và kỹ năng mới: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giải trí như vẽ tranh, viết lách, âm nhạc, nấu ăn để tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ: Đảm bảo trẻ có thói quen ngủ trước 11h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng cho hoạt động ngày hôm sau.

  • Đồng hành và ủng hộ: Luôn hỗ trợ và động viên các em trong quá trình điều trị, cùng nhau xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và tích cực.

Vượt qua trầm cảm ở tuổi dậy thì không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân các em mà còn cần sự quan tâm từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nhận thức đúng đắn về tình trạng này sẽ giúp mọi người tạo ra một môi trường sống tích cực để các em phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:



 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,565
  • Tổng lượt truy cập1,773,097
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây