Trầm cảm giai đoạn 1 nguy hiểm không? Cách khắc phục tại nhà

Trầm cảm giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của trầm cảm. Nhưng không vì thế mà nên lơ là bởi các dấu hiệu buồn bã, mất hứng thú trong cuộc sống có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vậy nên việc nhận diện và chấp nhận bản thân đang trải qua giai đoạn này là cách tìm kiếm biện pháp hồi phục sức khỏe tổng thể tốt nhất.

Trầm cảm giai đoạn 1 là gì?

Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai và ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Nghiên cứu cho thấy, nhiều người có thể trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong đời. Đặc biệt, những nơi có áp lực cuộc sống cao như các nước phát triển thường có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao hơn.

Trầm cảm giai đoạn 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong đời

Trầm cảm giai đoạn 1, hay còn gọi là trầm cảm nhẹ, là giai đoạn khởi phát đầu tiên và nhẹ nhất của bệnh trầm cảm. Ở giai đoạn này, người bệnh thường trải qua trạng thái buồn bã, suy sụp, chán nản. Đồng thời dễ khóc và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, các biểu hiện này xuất hiện thường không rõ ràng và không thường xuyên nên dễ bị bỏ qua hay nhầm lẫn với những cảm xúc tiêu cực do áp lực cuộc sống.

Dù chỉ là giai đoạn nhẹ, trầm cảm giai đoạn 1 vẫn cần được quan tâm và can thiệp kịp thời. Việc nhận diện sớm và tìm kiếm sự giúp đỡ có thể ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu không được điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể trở nên nguy hiểm và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nhận biết trầm cảm giai đoạn 1 như thế nào? 

Trầm cảm giai đoạn 1 khó được nhận biết do các triệu chứng còn mơ hồ và chưa rõ ràng. Người bệnh ở giai đoạn này thường chỉ cảm thấy buồn bã, chán nản, mất hứng thú với các hoạt động xung quanh mà các biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với cảm xúc tiêu cực thông thường.

Dấu hiệu của trầm cảm giai đoạn 1 thường khó được nhận biết

Để nhận biết trầm cảm giai đoạn 1, cần chú ý kỹ đến những thay đổi bất thường về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Khí sắc trầm buồn: Tâm trạng luôn chán nản, buồn bã, tiêu cực, có thể khóc lóc mà không rõ nguyên do.

  • Mất hứng thú: Không còn động lực, mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây vẫn luôn yêu thích.

  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hay ngược lại buồn ngủ vào ban ngày.

  • Thay đổi khẩu vị: Chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc ngược lại thèm ăn quá mức, ăn uống vô độ.

  • Thiếu năng lượng: Tình trạng cơ thể luôn rơi vào uể oải, mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu.

  • Giảm khả năng tập trung: Khó tập trung, hay quên, giảm chú ý, trí nhớ suy giảm.

  • Cảm giác tội lỗi: Thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng, thất vọng về chính mình, có cảm giác tội lỗi.

  • Suy nghĩ tiêu cực: Luôn nghĩ về cái chết, có ý định tự làm tổn thương bản thân hoặc thực hiện hành vi tự sát.

  • Triệu chứng thể chất: Đau nhức chân tay, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược cơ thể.

Trầm cảm giai đoạn 1 và nguyên nhân hình thành

Trầm cảm giai đoạn 1 thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người bệnh. Việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ làm tăng hiệu quả điều trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bị trầm cảm giai đoạn 1 do nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra

  • Yếu tố di truyền: Trầm cảm có thể di truyền trong gia đình nếu người bệnh có cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải trầm cảm hay rối loạn tâm thần khác.

  • Căng thẳng kéo dài: Những áp lực từ công việc, học tập, gia đình, các mối quan hệ có thể dẫn đến trầm cảm do não bộ phải đối diện với stress quá mức và không được giải tỏa.

  • Thay đổi hormone đột ngột: Sự biến đổi bất thường của hormone trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh, có thể gây ra trầm cảm.

  • Sang chấn tâm lý: Các biến cố, ám ảnh nghiêm trọng như mất người thân, tai nạn, bị lạm dụng, bị bạo hành có thể gây sang chấn tâm lý, dẫn đến trầm cảm. 

  • Chấn thương não bộ, bệnh thực thể: Các tai nạn gây chấn thương não bộ cùng các bệnh lý như viêm não, u não có thể làm suy giảm chức năng của não, dẫn đến trầm cảm.

  • Thói quen sinh hoạt tiêu cực: Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy hay lạm dụng mạng xã hội cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm bởi những thói quen này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các vấn đề về kiểm soát cảm xúc và hành vi.

Trầm cảm giai đoạn 1 có nguy hiểm không? 

Trầm cảm giai đoạn 1 thường được coi là ít nghiêm trọng nhất trong các giai đoạn của bệnh. Người bệnh ở giai đoạn này chỉ gặp phải một số triệu chứng với tần suất thấp, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe hay đời sống hàng ngày. Đồng thời vẫn tự chăm sóc bản thân, học tập và làm việc một cách ổn định. Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm cũng khiến tinh thần giảm sút, làm mất hứng thú trong các công việc hàng ngày và đôi khi gặp sai sót khi thực hiện hành vi nào đó.

Ngoài ra, bệnh nhân thường hay mất tập trung và trí nhớ bị suy giảm, gây trở ngại khi ghi nhớ các sự kiện, công việc quan trọng. Một số trường hợp có thể bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, dẫn đến sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng và suy giảm sức đề kháng. Dù mức độ ảnh hưởng không quá nghiêm trọng nhưng phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn, thậm chí nhiều trường hợp có thể tự khỏi mà không cần can thiệp chuyên khoa.

Trầm cảm giai đoạn 1 kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài dai dẳng và liên tục, người bệnh có thể đang mắc trầm cảm nặng. Do đó, cần chủ động thăm khám và chẩn đoán ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách khắc phục trầm cảm giai đoạn 1 tại nhà bạn nên biết

Trầm cảm giai đoạn 1 là mức độ nhẹ và có thể được quản lý hiệu quả tại nhà với các biện pháp phù hợp sau đây:

1. Rèn luyện suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể. Khi tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, người bệnh sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, giảm căng thẳng và lo âu.

Việc thực hiện rèn luyện suy nghĩ tích cực không cần quá phức tạp và có thể thực hiện qua ghi chép điều tích cực trong cuộc sống và cuốn nhật ký, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, đọc sách truyền cảm hứng, nghe nhạc nhẹ nhàng để cải thiện tinh thần.

Tuy nhiên, việc rèn luyện suy nghĩ tích cực đôi khi cần có sự hỗ trợ chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn. Đây là lúc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam xuất hiện, mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho khách hàng trong việc rèn luyện tư duy tích cực và cải thiện niềm tin vào cuộc sống.

Trung tâm NHC Việt Nam hỗ trợ khách hàng rèn luyện suy nghĩ tích cực để hướng tới tương lai tươi sáng

Một trong những mục tiêu chính của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là thay thế những suy nghĩ tiêu cực về thực tại, vốn là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm, bằng những quan điểm và niềm tin lạc quan hơn. Quá trình hỗ trợ trị liệu tại NHC Việt Nam luôn làm thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống để khách hàng có cái nhìn tích cực hơn về hiện tại và tương lai.

Trung tâm cũng chú trọng cải thiện các mối quan hệ xã hội của khách hàng. Chuyên gia sẽ hỗ trợ khách hàng kết nối với người thân, bạn bè và xã hội nhằm xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ vững chắc. Qua đó khách hàng sẽ cảm thấy gắn bó hơn với cộng đồng xung quanh, giảm bớt cảm giác cô đơn và tăng thêm niềm tin vào cuộc sống.

Một phần quan trọng khác trong quá trình hỗ trợ trị liệu tại Trung tâm là giúp khách hàng loại bỏ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi tiêu cực một cách hiệu quả kể cả khi không thực hiện tại Trung tâm. NHC Việt Nam hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để đối phó với căng thẳng và lo lắng, giúp khách hàng có thêm công cụ để quản lý tâm trạng và ứng phó với những thách thức trong cuộc sống.

Trung tâm NHC Việt Nam hoàn toàn là nơi lý tưởng để hỗ trợ khách hàng kiểm soát trầm cảm giai đoạn 1 và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tại đây, khách hàng sẽ làm việc cùng các chuyên gia tận tâm và giàu kinh nghiệm để phát triển các chiến lược cá nhân hóa giúp vượt qua khó khăn và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Sự chăm sóc chu đáo và chuyên môn cao của đội ngũ tại Trung tâm đảm bảo khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện trong hành trình phục hồi sức khỏe tinh thần.

Trung tâm luôn đặt lợi ích nâng cao sức khỏe tổng thể và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc cho khách hàng lên hàng đầu. Các chương trình hỗ trợ trị liệu độc quyền và cá nhân hóa được thiết kế để phù hợp với từng khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh riêng biệt. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi khách hàng đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tốt nhất.

Khách hàng được rèn luyện suy nghĩ tích cực cho tâm trí ngay tại Trung tâm NHC Việt Nam

Việc rèn luyện suy nghĩ tích cực không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể. Tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, khách hàng sẽ được hướng dẫn nhiều cách để cải thiện tinh thần tại nhà. Chúng sẽ giúp khách hàng tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, từ đó giảm lo âu để tạo ra một khía cạnh mới mẻ để đối mặt với các thử thách hàng ngày.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

2. Chủ động chia sẻ với người thân, bạn bè

Cuộc sống ngày nay thường không dễ dàng và bát cứ ai cũng có những thời điểm cảm thấy mệt mỏi, bế tắc. Thay vì một mình gánh chịu những cảm xúc tiêu cực, việc chia sẻ với người thân,  bạn bè có thể giúp bản thân cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tạo ra cơ hội để lắng nghe những lời động viên. Những cuộc trò chuyện này có thể giúp cá nhân nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác và tìm thấy cách vượt qua khó khăn thật hiệu quả.

Hãy tìm những người mà bản thân tin tưởng để chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp là nguồn động viên giúp người bệnh cảm thấy bớt cô đơn. Đồng thời nói ra những khúc mắc trong lòng sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực và nhận được lời khuyên hữu ích từ những người đã từng trải qua tình cảnh của mình.

3. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Căng thẳng và lo lắng kéo dài là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm, vì vậy việc biết cách nghỉ ngơi cùng thư giãn có thể làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Để cơ thể và tinh thần hồi phục, người bệnh cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo rằng bản thân không bị quá tải với chúng.

Người bệnh không cần phải thực hiện nhiều hoạt động giải trí, chỉ cần một vài phút nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, đọc sách, chăm sóc cây cảnh, chơi với thú cưng để tinh thần trở nên tích cực và thoải mái hơn.

Thư giãn ngay tại nhà là cách để loại bỏ giai đoạn trầm cảm 1 hiệu quả

Nếu cảm thấy mệt mỏi trong quá trình làm việc, hãy dành một chút thời gian để nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền thư giãn. Cùng với đó là việc đảm bảo có thói quen ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm nhằm duy trì sức khỏe. Nếu cần, đừng ngần ngại nhờ đến sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để có thêm sự giúp đỡ trong việc quản lý thời gian và giảm căng thẳng.

Trầm cảm giai đoạn 1 tuy nhẹ nhưng là căn bệnh không nên coi thường, vì nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành các giai đoạn nặng hơn. Việc thấu hiểu và chăm sóc bản thân, cùng với sự hỗ trợ từ những người xung quanh, sẽ giúp người bệnh vượt qua những khó khăn ban đầu và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,540
  • Tổng lượt truy cập1,773,072
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây