Người bị trầm cảm có nên đi làm? Công việc nào phù hợp?

Rất nhiều người bị trầm cảm phân vân, người bị trầm cảm có nên đi làm hay không. Bởi họ sợ mình không hoàn thành tốt được công việc, nhưng nếu không làm thì áp lực từ cuộc sống lại đè nặng lên họ. Việc quyết định có nên hay không tùy thuộc sức khỏe tâm lý, chất lượng cuộc sống hiện tại và khả năng làm việc của mỗi người. Cụ thể như sau:

Người bị trầm cảm có nên đi làm? 

Trầm cảm, một rối loạn tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại khiến người bệnh luôn sống trong trạng thái u ám, mất đi niềm vui và hứng thú với mọi thứ xung quanh. Từ những triệu chứng mất ngủ, giảm trí nhớ đến cơn đau đầu dai dẳng và suy nhược toàn thân, căn bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng học tập, làm việc và duy trì các mối quan hệ.


Người bị trầm cảm có thể đi làm khi sức khỏe tổng thể đã ổn định

Vậy người bị trầm cảm có nên đi làm không? Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc nếu sức khỏe đã ổn định. Trong quá trình điều trị, việc đi làm không chỉ giúp duy trì thu nhập mà còn mang lại nhiều lợi ích khác sau đây:

  • Duy trì thu nhập ổn định: Công việc giúp bệnh nhân có nguồn thu nhập hàng tháng, giảm bớt áp lực tài chính phải trang trải cho chi phí chữa bệnh cũng như sinh hoạt hàng ngày.

  • Bớt suy nghĩ tiêu cực: Khi tập trung vào công việc, bệnh nhân sẽ ít có thời gian nghĩ ngợi về những điều buồn bã, bi quan, giúp tinh thần trở nên ổn định hơn.

  • Gia tăng tương tác xã hội: Làm việc giúp người bệnh mở rộng mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp với người khác, làm giảm tình trạng cô lập và cô đơn.

  • Tạo động lực và mục tiêu sống: Công việc sẽ mang lại mục tiêu rõ ràng và động lực để chiến đấu với bệnh tật, giúp người bị trầm cảm tìm lại niềm vui và hứng thú trong cuộc sống.

  • Cải thiện sức khỏe tâm lý: Khi tài chính ổn định và cuộc sống có mục tiêu, bệnh nhân sẽ giảm bớt căng thẳng, nâng cao sức khỏe tâm lý và tăng thêm sự tự tin.

Các công việc phù hợp cho người bị trầm cảm

Đối với người bị trầm cảm, việc lựa chọn những việc làm phù hợp sau đây có thể giúp duy trì sự ổn định tinh thần và hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe tổng thể:

1. Chọn công việc ít giao tiếp 

Đối với người bị trầm cảm, việc chọn công việc ít giao tiếp có thể làm giảm bớt căng thẳng và áp lực từ môi trường làm việc. Những công việc như viết lách, lập trình, thiết kế đồ họa, quản lý dữ liệu thường không yêu cầu giao tiếp nhiều với người khác, để người bệnh có thể tập trung vào công việc mà không phải lo lắng về những tương tác xã hội gây mệt mỏi.


Người bệnh nên chọn những công việc ít giao tiếp để tạo không gian làm việc thoải mái

Công việc ít giao tiếp cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người trầm cảm. Ví dụ, làm việc từ xa, làm việc tại nhà giúp bệnh nhân tự điều chỉnh thời gian và không gian làm việc theo ý thích, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và giảm bớt những yếu tố gây stress.

Bên cạnh đó, các công việc ít giao tiếp cho phép người trầm cảm tự tạo ra lịch trình làm việc linh hoạt, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi không phải chịu áp lực về thời gian hay sự giám sát của người khác, người bệnh có thể làm việc với tốc độ riêng, từ đó dần dần cải thiện tình trạng tâm lý và sức khỏe tổng thể.

2. Tránh công việc quá áp lực

Người bị trầm cảm cần tránh các công việc có áp lực cao vì chúng làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn với những căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Những công việc đòi hỏi cường độ làm việc cao và liên tục có thể khiến người bệnh cảm thấy bị quá tải và kiệt sức.

Để tìm được công việc nhẹ nhàng phù hợp, bệnh nhân nên lựa chọn những công việc có yêu cầu công việc rõ ràng và không thay đổi đột ngột. Một công việc có môi trường làm việc ổn định và không quá cạnh tranh sẽ làm người bệnh cảm thấy an tâm hơn như làm việc tại thư viện, chăm sóc cây cảnh, làm việc văn phòng với khối lượng công việc vừa phải,...


Công việc nhẹ như chăm sóc cây cảnh phù hợp với người hay bị căng thẳng do trầm cảm

Khi nhận ra công việc và môi trường làm việc áp lực với các dấu hiệu như cảm thấy căng thẳng liên tục, thường xuyên phải làm thêm giờ, môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt,.... người bị trầm cảm nên cân nhắc thay đổi công việc để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình.

3. Làm công việc part - time

Làm công việc part - time là một giải pháp tốt cho người bị trầm cảm vừa để duy trì thu nhập mà không bị áp lực quá nhiều. Những công việc part - time như bán hàng, phục vụ quán cà phê, làm thêm ở các cửa hàng tiện lợi, dạy kèm đều dễ dàng sắp xếp thời gian và không đòi hỏi cam kết lâu dài. Chúng giúp bệnh nhân có thêm thời gian để nghỉ ngơi và tập trung vào điều trị.

Lợi ích khác của việc làm part - time là giảm bớt áp lực và trách nhiệm so với công việc toàn thời gian. Người bị trầm cảm có thể làm việc ít giờ hơn để dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình. Hơn nữa, công việc này thường linh hoạt, giúp bệnh nhân dễ dàng thay đổi lịch trình khi cần thiết để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.


Công việc part - time giúp bệnh nhân trầm cảm sắp xếp thời gian linh hoạt

Để làm việc part - time hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc vào những thời điểm bản thân cảm thấy mệt mỏi nhất. Bệnh nhân cũng nên chọn những khung giờ mà mình cảm thấy thoải mái và có năng lượng để làm việc, từ đó đảm bảo được hiệu quả công việc và duy trì sức khỏe tinh thần.

4. Làm công việc bản thân yêu thích

Khi làm việc trong lĩnh vực mà mình đam mê, bệnh nhân sẽ cảm thấy có động lực hơn, tinh thần phấn chấn và ít bị căng thẳng. Những công việc như vẽ tranh, làm đồ thủ công, viết lách, chăm sóc động vật làm cho người bệnh cảm thấy yêu đời và có mục tiêu sống rõ ràng hơn.

Những công việc dễ khiến người mắc trầm cảm yêu thích thường là những công việc mang lại niềm vui và cảm giác đạt được thành tựu cá nhân. Chúng không chỉ giúp bệnh nhân tìm lại niềm đam mê mà còn mang đến nguồn năng lượng tích cực nhằm đối phó với trầm cảm.


Người bệnh trầm cảm có thể tìm thấy niềm vui ở những công việc yêu thích

Để duy trì niềm yêu thích với công việc, người bệnh trầm cảm cần tạo ra những thói quen làm việc tích cực như đặt mục tiêu nhỏ và thực hiện từng bước một, tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, gia đình và không ngừng học hỏi để phát triển bản thân. Thông qua đó, bệnh nhân có thể duy trì đam mê và tìm thấy niềm vui trong công việc hàng ngày.

Người bị trầm cảm cần chuẩn bị gì trước khi đi làm?

Trước khi quyết định quay trở lại công việc, người bị trầm cảm cần cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị tinh thần thật tốt. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe đã ổn định và nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ gia đình, bạn bè cùng chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Các chuyên gia có thể giúp đỡ người bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý và hỗ trợ cần thiết để cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với môi trường làm việc. Chuyên gia sẽ làm việc với người bị trầm cảm để xác định các yếu tố gây căng thẳng và phát triển các chiến lược ứng phó nhằm xây dựng sức mạnh tinh thần và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công việc sắp tới.

Trong quá trình trị liệu tâm lý, có một số liệu pháp phổ biến có thể giúp người bệnh ổn định tinh thần và tìm lại động lực sống. Khi liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề thì liệu pháp tương tác cá nhân (IPT) chủ yếu cải thiện các mối quan hệ xã hội và giao tiếp. Những liệu pháp này không chỉ giúp người bệnh ổn định cảm xúc mà còn khuyến khích hướng tới tương lai với tâm thế lạc quan và đầy hy vọng.


Trung tâm NHC Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ trị liệu để hướng khách hàng tới tương lai tích cực

Trong hành trình phục hồi tâm trí từ trầm cảm, việc đảm bảo sức khỏe tinh thần ổn định là bước quan trọng trước khi trở lại công việc. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiểu rõ điều này và mang đến sự hỗ trợ tận tâm để khách hàng có thể chuẩn bị tốt nhất cho môi trường làm việc. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp hỗ trợ trị liệu hiệu quả, nơi đây cam kết đồng hành cùng khách hàng trên hành trình phục hồi sức khỏe tinh thần để sẵn sàng đương đầu với nhiều thử thách công việc.

Khi đến với Trung tâm, khách hàng sẽ được chào đón bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng không gian thân thiện. Trung tâm được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, với các phòng trị liệu được thiết kế để tạo ra cảm giác thoải mái cho khách hàng. Đội ngũ chuyên gia tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn từng bước, đảm bảo mỗi khách hàng đều nhận được sự chăm sóc tận tình theo nhu cầu cá nhân.

Đặc biệt, Trung tâm NHC Việt Nam đã luôn áp dụng các phương pháp hỗ trợ trị liệu không can thiệp cơ thể. Các liệu pháp tâm lý tại đây chủ yếu khám phá và xử lý nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm thông qua các kỹ thuật như trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và trị liệu tương tác cá nhân (IPT). Đây là cách tiếp cận nhẹ nhàng và hiệu quả để khách hàng thay đổi tư duy và hành vi tiêu cực mà không cần sử dụng thuốc.

Hơn nữa, NHC Việt Nam luôn muốn giúp khách hàng xây dựng niềm tin và tư duy tích cực vào cuộc sống. Thông qua các buổi hỗ trợ trị liệu cá nhân và nhóm, khách hàng tìm thấy động lực và hy vọng trong cuộc sống. Đồng thời đưa đến công cụ và hướng dẫn chiến lược giúp khách hàng tự tin, yêu đời và duy trì thái độ sống tích cực dù gặp phải khó khăn.

Trung tâm cũng giúp khách hàng học cách mở lòng và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực bằng cách tham gia vào các hoạt động nhóm và các buổi chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Điều này vừa giúp mở rộng mối quan hệ mà còn tạo điều kiện để khách hàng phát triển kỹ năng giao tiếp và thăng tiến trong công việc.

Không những vậy, khách hàng khi đến đây sẽ được hướng dẫn các kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi thông qua phương pháp và kỹ thuật cụ thể. Từ đó làm cho khách hàng giảm bớt được lo âu và nâng cao khả năng đối phó với thách thức trong công việc.

Khách hàng có thể yên tâm hoàn thành công việc sau khi được giải quyết vấn đề tâm lý tại NHC Việt Nam
 

Trung tâm còn chú trọng kỹ lưỡng khi trang bị cho khách hàng các kỹ năng quản lý thời gian và giao tiếp. Qua các buổi huấn luyện, khách hàng được học cách tổ chức công việc một cách hiệu quả, tăng cường khả năng giao tiếp và nâng cao chuyên môn. Những kỹ năng này sẽ giúp khách hàng hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thêm sự tự tin trong công việc.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng để khách hàng trầm cảm tìm thấy sự hỗ trợ tận tình, giúp bản thân chuẩn bị tốt nhất để có thể trở lại công việc và cuộc sống một cách bình thường.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

Người bị trầm cảm có nên đi làm hay không còn phụ thuộc vào mức độ và tính chất của trầm cảm mà họ đang trải qua. Đôi khi, việc tiếp tục làm việc có thể giúp người bệnh cảm thấy bình thường, nhưng cũng không nên xem nhẹ những tín hiệu của cơ thể. Điều quan trọng là phải duy trì cân bằng giữa công việc và chăm sóc sức khỏe tinh thần, đảm bảo rằng mọi quyết định đều dựa trên lợi ích của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:


 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,683
  • Tháng hiện tại50,560
  • Tổng lượt truy cập1,773,092
hcm bdv001 hcm bdv002
Liên kết


bien dao01bien dao02
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây